Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm thủ tục kiểm soát, đơn hàng thủy sản chậm trễ

Khách tham quan một gian hàng ở triển lãm Vietfish 2010 - Ảnh : Thái Hằng

Tại hội nghị của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vừa tổ chức mới đây, nhiều doanh nghiệp đã nêu ý kiến phản ánh thủ tục kiểm soát xuất nhập khẩu hàng thủy sản hiện đang khiến việc giao hàng trở nên chậm trễ, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản chưa qua khỏi khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản tỏ ra lo lắng với Thông tư 25 và Thông tư 29 cùng có hiệu lực từ ngày 1-7 sắp tới, quy định về kiểm soát động vật xuất nhập khẩu, đặc biệt có quy định nhà nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam phải vừa đăng ký với Nafiqad, vừa phải kèm theo mỗi lô hàng Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm (còn gọi là chứng thư vệ sinh) do nước xuất khẩu cấp. Trong khi đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có khi lên đến 20-30% nhu cầu sản xuất.

Một doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở Cà Mau cho rằng đối với đa số nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp chỉ tạm nhập để chế biến sau đó tái xuất chứ không phải để bán trong nước, cho nên yêu cầu đăng ký và cung cấp chứng thư vệ sinh đối với nguyên liệu nhập khẩu là không cần thiết.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản cho rằng hiện nay có đến hai cơ quan kiểm tra kiểm soát quá trình xuất nhập hàng thủy sản là Nafiqad và Cục Thú Y. Các doanh nghiệp đề nghị nhà nước nên sáp nhập các cơ quan kiểm soát hàng thủy sản xuất nhập khẩu thành một cơ quan như các nước trong khu vực để tạo cơ chế quản lý hoạt động ngành thông thoáng hơn.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó cục trưởng phụ trách Nafiqad cho biết, các biện pháp áp dụng kiểm định chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu trong 2 thông tư mới ban hành nằm trong Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) theo quy định khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tức là các biện pháp áp dụng cho sản xuất xuất khẩu phải như sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, ông Tiệp nói: “Nafiqad đã gửi thông báo cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Việt Nam phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền để tập hợp lại, gửi danh sách cho Nafiqad. Ngày 1-7 các quy định mới này có hiệu lực thi hành nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được bất cứ đăng ký nào từ các nước”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Cải cách thủ tục hành chính: Phải quyết liệt!
  • Căn cứ tính thuế nhà đất
  • Xây dựng Luật, Pháp lệnh: Chậm tiến độ
  • Đề xuất không phải làm đơn xin tách thửa khi chuyển quyền một phần đất
  • Phương án đơn giản hóa TTHC: Nên gộp phiếu báo thi và thẻ dự thi ĐH, CĐ thành một
  • Sửa đổi Luật Khoáng sản đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
  • Chế độ đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
  • Cần thiết ban hành Luật Viên chức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%