Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý hàng tồn đọng: Cần đúng người đúng việc

Nhiều hàng hóa tồn đọng tại cảng sẽ gây lãng phí rất lớn

Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lí hàng hóa tồn đọng, lưu trữ tại cửa khẩu, cảng biển VN đang thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các cơ quan quản lý mà của cả DN vì nó được cho là “cứu cánh” trong vấn đề này.

Trong một cuộc hội thảo lấy ý kiến về dự thảo thông tư do ngành hải quan tổ chức, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho rằng, hàng tồn đọng tại cảng biển trong thời gian qua được xứ lí theo Luật Hải quan và Luật Hàng hải. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn dưới luật vẫn chưa đầy đủ và sát với thực tế nên có không ít lô hàng đã tồn đọng nhiều năm nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Một ví dụ điển hình là có lô hàng 15 container bột thịt tồn đọng vẫn nằm tại cảng Khánh Hội từ năm 2007 đến nay.

Tốn kém nhiều bề

 Hàng tồn đọng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lí mà ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DN khai thác cảng biển. Đại diện TCty CP Tân Cảng Sài Gòn cho biết, lượng hàng hóa XNK qua cảng Tân Cảng và Cát Lái TP HCM rất lớn, nên lượng hàng tồn đọng cũng không nhỏ. Do không được xử lí dứt điểm nên mỗi năm hàng tồn đọng lại tăng, gây khó khăn không chỉ DN khai thác cảng, mà còn khó khăn cho cả các hãng tàu...

Theo đại diện này, hàng hóa tồn đọng càng để lâu, càng gây tốn kém, nhất là đối với mặt hàng đông lạnh vì mỗi ngày tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng tiền điện/container. Trong khi đó, hàng đông lạnh chủ yếu là cá ba sa XK không đạt tiêu chuẩn bị trả về, hay nội tạng động vật cấm NK, chân gà, cánh gà, ghẹ... nên cũng rất nhanh mất phẩm cấp. Nếu không xử lý nhanh sẽ gây thiệt hại cho các DN.

Xử lý cách nào ?

Dự thảo Thông tư xử lí hàng tồn đọng tại cửa khẩu bao gồm 5 chương, 17 điều, quy định chi tiết về việc xác định, xử lí  hàng tồn đọng, thủ tục thông báo, lập hội đồng, lập hồ sơ xử lí, trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan...

Trước đây,  việc xử hàng tồn đọng theo Thông tư 05 tương đối thuận lợi, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Ví dụ, đối với hàng đông lạnh trị giá dưới 10 triệu đồng thì được bán chỉ định nhưng thực tế đa phần các lô hàng đông lạnh có trị giá cao hơn, nên phải đấu giá theo quy định. Tuy nhiên để đấu giá được các lô hàng đó mất rất nhiều thời gian, gây tốn kém nên ít được thực hiện. Hoặc quy định, nếu quá 60 ngày, chủ hàng có văn bản từ chối thì hàng hóa mới được coi là hàng tồn đọng vô chủ đang là rào cản cho việc xử lý hàng tồn vì  trên thực tế, đa phần hàng tồn đọng không phải do chủ hàng không đến nhận, mà do chủ hàng vướng về việc xin các giấy tờ thủ tục chuyên ngành, đến khi họ lo đủ được giấy tờ thì hàng hóa đã mất phẩm cấp, giá trị không còn nhiều, trong khi chi phí lưu kho, lưu container quá lớn nên đành bỏ hàng, và trong các trường hợp này các DN cũng không làm văn bản từ chối. Do vậy có những mặt hàng  tồn đọng vài năm. Chính vì thế, trong dự thảo thông tư lần này, các DN kiến nghị nếu hàng quá 60 ngày thì được phép thanh lí, không cần phải đợi văn bản từ chối của chủ hàng.

Mặt khác, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hàng tồn đọng không còn chủ sở hữu nên xử lí theo tài sản công và giao cho Sở Tài chính chủ trì hội đồng thanh lí thay vì giao cho cơ quan hải quan chủ trì như hiện nay, trừ những lô hàng có dấu hiệu vi phạm vì cơ quan hải quan nếu đảm nhiệm thêm việc chủ trì Hội đồng thanh lí hàng tồn đọng sẽ không có đủ lực lượng nên rất khó hoàn tất đúng thời hạn. Trong khi đó, Sở Tài chính lại có sẵn một ban chuyên về thanh lí hàng hóa, nên giao việc chủ trì hội đồng thanh lí hàng tồn đọng cho Sở Tài chính là hoàn toàn hợp lý. Các quy định này cần được đưa vào trong dự thảo, thêm vào đó quy định rõ thời gian thanh lí đối với hàng tồn đọng để phân trách nhiệm rõ ràng cho các bên liên quan.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Cần luật hóa công bố thông tin
  • Không cào bằng miễn giảm thuế doanh nghiệp
  • Vụ truy thu thuế với các liên doanh ôtô : Trách nhiệm và cách xử lý
  • Thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp: DN dè dặt - nông dân thờ ơ
  • Sửa luật quản lý thuế : Giải pháp chống chuyển giá
  • Kiên quyết bịt cửa “lách” của DN nhập khẩu ô tô
  • Khó xử vì thuế nhập linh kiện ôtô
  • Đi tìm yếu tố cốt lõi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%