Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều kiện của bản di chúc hợp pháp

Năm 1980, vợ chồng ông Nguyễn Văn Dương (duongnguyen50@yahoo.com) góp tiền mua chung với bố mẹ ông một mảnh đất có diện tích 678,6m2. Giấy tờ mua nhà đất do vợ chồng ông Dương đứng tên. Ngày 12/8/1991, bố mẹ ông Dương lập di chúc, định đoạt tài sản là nhà đất đã mua chung năm 1980 cho 5/8 người con.

Năm người con có tên trong di chúc đã ký làm chứng vào bản di chúc này. Đến ngày 22/8/1991 bố ông mới đưa bản di chúc đến UBND thị trấn ký chứng thực. Nay, bố mẹ ông Dương đều đã chết, vậy bản di chúc này có hợp pháp không?

Nếu sự việc ông Dương trình bày đúng sự thật và các sự kiện ông nêu là chính xác, Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn trả lời ông như sau:

Kế thừa các chế định về thừa kế khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, pháp luật về thừa kế nước ta qua từng thời kỳ như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự  năm 2005, đều có quy định về di chúc như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Điều kiện của bản di chúc hợp pháp

Một bản di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Xét bản di chúc của bố mẹ ông Dương lập ngày 12/8/1991 mà ông Dương nêu, áp dụng pháp luật về thừa kế tại thời điểm đó, nhận thấy:

Di chúc của bố mẹ ông Dương lập, đã định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông Dương và bố mẹ ông. Có nghĩa là ngoài việc định đoạt phần tài sản riêng của mình, bố mẹ ông Dương còn định đoạt cả phần tài sản của người khác trong khối tài sản chung, là không phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990.

Những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền lợi và nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc, pháp luật đã có quy định không được làm chứng việc lập di chúc, thế nhưng 5 người con được bố mẹ ông chỉ định hưởng di sản lại ký làm chứng vào bản di chúc của bố mẹ ông là vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 19 Pháp lệnh Thừa kế năm1990.

Bản di chúc được bố mẹ ông Dương lập, ký ngày 12/8/1991, nhưng mãi đến ngày 22/8/1991 mới đưa đến UBND thị trấn đóng dấu chứng thực, là không phù hợp với quy định của pháp luật về chứng thực.

Do vậy theo chúng tôi, bản di chúc này của bố mẹ ông Dương không phù hợp với các quy định của pháp luật về thừa kế thời điểm lập ra nó, cũng như pháp luật về thừa kế hiện hành. Các anh em ông nên thỏa thuận với nhau để chia phần tài sản mà vợ chồng ông đã mua chung với bố mẹ ông theo tỷ lệ đóng góp tiền mua.

Sau khi chia, xác định được phần tài sản của bố mẹ ông để lại sau khi chết, di sản đó sẽ được chia theo thỏa thuận, hoặc chia đều cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ ông.

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Nếu vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của bố mẹ ông đều đã chết, thì hàng thừa kế thứ nhất còn lại là 8 anh em ông.

Luật sư Lê Văn ĐàiVPLS Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

(Theo Tin Chính phủ)

  • Hướng dẫn đăng ký lại giấy khai sinh
  • Cách tính trợ cấp thôi việc khi công ty cắt giảm nhân sự
  • Quyền lợi của NLĐ khi làm cho văn phòng đại diện?
  • Giải đáp về bồi thường chi phí đào tạo
  • Quy định về cấp, đổi thẻ BHYT?
  • Trường hợp nào được tham gia BHXH tự nguyện?
  • Được mang thuốc gì về Việt Nam?
  • "Phân biệt đối xử" khi tính lương hưu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%