* Hiện công ty chúng tôi đang triển khai việc cắt giảm nhân sự do phải thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh. Tôi có một thắc mắc về cách tính trợ cấp mất việc cho người lao động như sau: Theo qui định tại khoản 1, điều 17 Bộ luật lao động: “Trong trường hợp thay đổi cơ cấu... nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”. Ở đây, tôi không chắc chắn lắm về nội dung qui định cách tính như trên vì giả sử trong trường hợp người lao động có thời gian được hưởng trợ cấp mất việc là đúng 01 năm thì theo qui định trên “nhất cũng bằng hai tháng lương”, như vậy trong trường hợp này họ sẽ được bao nhiêu tháng lương, 1 tháng hay 2 tháng? (N. Hanh) - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) đã được sửa đổi, bổ sung thì: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”. Điều 12 của Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm và Thông tư 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18-11-2009 của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ thì mức trợ cấp việc làm được tính như sau: Tiền trợ cấp mất việc làm = Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm x 01. Trong đó: Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định 127/2008/MĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm; từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng ½ (nửa) tháng lương; Từ đủ 6 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề của người lao động trước khi bị mất việc làm, bao gồm: tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). 1 là một tháng lương cho mỗi năm làm việc. Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 2 tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 1 tháng. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì mức trợ cấp việc làm cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên thấp nhất bằng 2 tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 1 tháng. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin lưu ý với bạn rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 BLLĐ, khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều 17 BLLĐ, người sử dụng lao động phải công bố danh sách căn cứ vào như cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 38 của BLLĐ. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết. Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN
(Văn phòng luật sư Tuyên & các đồng nghiệp)// Theo Tuổi Trẻ
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com