Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Phân biệt đối xử" khi tính lương hưu?

 

Tôi đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân. Tôi không hiểu sao cách tính lương hưu cho người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định lại khác so với do người sử dụng lao động đóng. Có phải là đã có sự phân biệt đối xử ở đây?

(Một bạn đọc)

- Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc quy định: mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật BHXH được quy định như sau:

1. Đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-1995:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

2. Đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-1995 đến trước ngày 1-1-2007:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2001 đến ngày 31-12-2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian;

3. Đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-2007 trở đi:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian;

Như vậy theo Luật BHXH, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cánh tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì được tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 hoặc 6 hoặc 8 hoặc 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Còn đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì cánh tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu được tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH.

Theo như chúng tôi biết, việc quy định về cánh tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu như trên là do trước đây cũng như hiện nay, việc Nhà nước quy định mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thấp hơn mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Việc quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cũng như việc nâng bậc lương áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Còn việc quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để tính lương trả cho người lao động.

Ngoài ra đối với các đơn vị trả lương cho người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương của người lao động hoàn toàn do hai bên tự thỏa thuận theo hợp đồng lao động

Do đó theo chúng tôi, để đảm bảo quyền lợi về mức thu nhập từ nguồn lương hưu cho người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, pháp luật mới quy định như trên.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
Văn phòng luật sư Gia Thành// Theo Tuổi Trẻ

  • Được mang thuốc gì về Việt Nam?
  • Phụ cấp độc hại như thế nào là phù hợp?
  • Làm sao xin lại bản khai sinh gốc bị mất?
  • Giải đáp chính sách đối với người lao động dôi dư
  • Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
  • Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giải đáp một số vướng mắc về Luật Thuế TNCN
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%