Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định về cấp, đổi thẻ BHYT?

 

Vừa rồi em có đăng ký làm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Em đăng ký khám bệnh ở cơ sở BV Nhân Dân Gia Định, nhưng không biết sao Sở Y tế lại cấp cho em thẻ BHYT khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

Khi nhận được thẻ BHYT, em có lên hỏi trạm y tế của trường thì được trả lời BV Nhân Dân Gia Định hết chỗ. Xin hỏi việc điều chỉnh cơ sở khám bệnh có đúng không (đáng lẽ sở phải thông báo để em chọn cơ sở khác để khám, đằng này chẳng thấy thông báo gì hết) và nếu em làm lại (điều chỉnh cơ sở khám bệnh) có bị mất phí gì không?

(Tran Loc)

- Điều 3 thông tư số 10/2009/TT-BYT, ngày 14-8-2009 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương bao gồm:

1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa khu vực thuộc sở y tế;
3. Bệnh viện chuyên khoa thuộc sở y tế có khoa khám bệnh với chức năng khám bệnh đa khoa;
4. Bệnh viện đa khoa hạng II thuộc các học viện, trường học chuyên ngành y;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân hạng II;
6. Bệnh viện đa khoa hạng II của các bộ, ngành;
7. Phòng khám của ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố.

Điều 7 thông tư số 10/2009/TT-BYT, ngày 14-8-2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh như sau: người tham gia BHYT được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều 3 thông tư số 10/2009/TT-BYT (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương) trong các trường hợp sau:

a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 1 và Điều 2 (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện và tương đương) của thông tư số 10/2009/TT-BYT hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT;

b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều 3 (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương) của thông tư số 10/2009/TT-BYT được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở đó theo quy định của giám đốc sở y tế.

Theo công văn số 3331/BHXH-GĐBHYT, ngày 13-10-2010 của BHXH TP.HCM về việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: BHXH TP.HCM thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu từ ngày 1-10-2010 thì  Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (bệnh viện tuyến tỉnh) chỉ chấp nhận khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT mà trước đây đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (gia hạn thẻ cũ), không nhận khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT mới đăng ký.

Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên, việc trạm y tế của trường bạn không thông báo cho bạn biết là kể từ ngày 1-10-2010 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định không nhận khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT đăng ký là thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, còn việc cơ quan BHXH thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu đối với trường hợp của bạn nhưng không thông báo cho bạn biết cũng không đúng.

Theo khoản 1.3.1, mục 1.3 phần 1 công văn số 6818/SYT-NVY, ngày 9-12-2010 của Sở Y tế TP.HCM về việc hướng dẫn triển khai thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu năm 2011 thì Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức là bệnh viện tuyến tỉnh.

Phần 4 công văn số 6818/SYT-NVY hướng dẫn việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu quy định: người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý theo hướng đẫn của cơ quan BHXH, phù hợp với quyền được đăng ký theo đối tượng quy định và khả năng tiếp nhận của cơ sở khám chữa bệnh. Tất cả các trường hợp thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu do cơ quan BHXH trực tiếp giải quyết. Khi bạn thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu thì bạn không phải nộp phí.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)// Theo Tuổi Trẻ

  • Trường hợp nào được tham gia BHXH tự nguyện?
  • Được mang thuốc gì về Việt Nam?
  • "Phân biệt đối xử" khi tính lương hưu?
  • Phụ cấp độc hại như thế nào là phù hợp?
  • Làm sao xin lại bản khai sinh gốc bị mất?
  • Giải đáp chính sách đối với người lao động dôi dư
  • Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
  • Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%