Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phụ cấp độc hại như thế nào là phù hợp?

 

Chúng tôi làm việc cho một công ty TNHH 100% vốn nước ngoài. Công việc cụ thể của chúng tôi là làm trong phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như axit sulfiric, axit nitric, axit chlohidric, cloroform, ether, axit perchloric, cồn, xút...

Hiện tại công ty có hỗ trợ như sau: 3.000đ/ngày quy ra sữa để phát hằng tháng, ngoài ra hỗ trợ bằng tiền mặt là 5.000đ/ngày đối với những ngày đi làm (25 ngày/tháng), áp dụng như nhau ở tất cả nhân viên trong phòng. Công ty cũng mua sắm dụng cụ như tủ hút khí độc để thao tác và làm việc trong điều kiện có máy lạnh.

Cho tôi hỏi chế độ như trên đã phù hợp chưa? Và có thể coi hỗ trợ dụng cụ như tủ hút khí độc là hỗ trợ độc hại một phần không? Để tham khảo thêm tài liệu về vấn đề này tôi có thể tìm ở đâu?

(Nguyet Bui)

- A. Theo thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5-12-2007 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30-5-2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ về tiền lương quy định về thang lương bảng lương và phụ cấp lương như sau:

1. Về thang lương bảng lương:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.

b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, điều 5 nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.

2. Về phụ cấp lương:

Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước, để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.

Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Theo thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5-1-2005 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, trong các công ty nhà nước theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ hướng dẫn về phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm bốn mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung, được quy định như sau:

1. Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với: công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc nhóm I chuyển sang làm nghề, công việc nhóm II của cùng thang lương...

2. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với: công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc nhóm III của cùng thang lương…

3. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với: công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc nhóm III của cùng thang lương, nhưng phải được xếp loại V theo danh mục nghề đặc biệt độc hại, nguy hiểm  do Bộ LĐ-TB&XH quy định…

4. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với: công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh làm nghề, công việc nhóm I hoặc nhóm II chuyển sang làm nghề, công việc nhóm III của cùng thang lương, nhưng phải được xếp loại VI theo dang mục nghề đặc biệt độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH quy định.

(Về nghề, công việc được phân thuộc nhóm I, hoặc nhóm II, III được quy định tại nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ. Về mức mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30-10-2009 của Chính phủ)

Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp công ty bạn đã xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương theo đúng quy định thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH và trong thang lương, bảng lương có quy định về mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm theo đúng quy định thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH thì tiền lương của người lao động nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm được xác định theo đúng thang lương, bảng lương của công ty.

Còn trường hợp công ty bạn chưa đăng ký thang lương, bảng lương theo đúng quy định hoặc đã xây dựng và đăng ký nhưng trong thang lương, bảng lương chưa có quy định về mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì công ty phải trả cho người lao động mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo đúng quy định của thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5-1-2005 nêu trên.

Do đó việc công ty bạn trả tiền về độc hại, nguy hiểm như trên cho người lao động là chưa phù hợp với các quy định pháp luật nêu trên.

B. Điều 100 Bộ luật lao động quy định: nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.

Điều 101 Bộ luật lao động quy định: người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.

Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, việc công ty trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động như tủ hút khí độc là nghĩa vụ bắt buộc của công ty để đảm bảo an toàn lao động, không phải là việc hỗ trợ một phần phụ cấp độc hại.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)// Theo Tuổi Trẻ

  • Làm sao xin lại bản khai sinh gốc bị mất?
  • Giải đáp chính sách đối với người lao động dôi dư
  • Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
  • Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giải đáp một số vướng mắc về Luật Thuế TNCN
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi có quyết định hưởng lương hưu
  • Quy định về quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%