Đây là câu hỏi thắc mắc mà bạn Nguyễn Trọng Thiện, có địa chỉ tại K05/28 Trần Tống, Vĩnh Trung, TP. Đà Nẵng, cũng như nhiều bạn đọc, nhà đầu tư khác đã gửi về Đầu tư Chứng khoán.
Trả lời:
Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản để lựa chọn và đầu tư cổ phiếu:
1. Căn cứ vào chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là ROE, ROA, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần… Trong đó, ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, được tính bằng lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu; còn ROA phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, được tính bằng lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào 2 chỉ tiêu này, chúng ta có thể mua phải cổ phiếu có ROE và ROA lớn nhưng giá thị trường đã quá cao thì sẽ không hiệu quả. Để hỗ trợ cho vấn đề này, cần xem xét đến chỉ số P/E.
2. Căn cứ vào chỉ số P/E
P/E là chỉ số phản ánh giá cả của cổ phiếu (P) gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của cổ phiếu (EPS). Đánh giá chỉ số P/E có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vấn đề đặt ra là nếu sử dụng những chỉ tiêu đó thì có thể chúng ta đã loại bỏ những cổ phiếu tốt, nhưng áp dụng những chỉ tiêu đó sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro khi lựa chọn cổ phiếu. Thực tế tại TTCK Việt Nam cho thấy, một số cổ phiếu có ROE, ROA>20% và P/E<20 nhưng giá không tăng hoặc tăng rất chậm. Do đó, cần so sánh tốc độ tăng giá của các cổ phiếu nói trên với VN-Index.
3. Căn cứ vào tốc độ tăng/giảm so với VN-Index
Theo căn cứ này, xét trong một khoảng thời gian, những cổ phiếu mà lúc thị trường giảm có mức độ giảm ít hơn thì khi thị trường tăng nó sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn.
4. Căn cứ vào giai đoạn phát triển
Trong các giai đoạn khác nhau của thị trường phục hồi thì các cổ phiếu khác nhau sẽ có tốc độ tăng nhanh chậm khác nhau. Chẳng hạn, giai đoạn đầu của sự phục hồi, các cổ phiếu "đầu tàu" thông thường sẽ tăng giá trước.
Kết luận:
Việc lựa chọn cổ phiếu nào để đầu tư là phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư cần:
- Xác định được mục tiêu đầu tư và mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân.
- Có khả năng xác định các ngành, doanh nghiệp có triển vọng tốt, có thể phát triển bền vững trong tương lai.
- Nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau như: chiến lược kinh doanh, quản trị, tài chính, marketing, tầm nhìn của ban lãnh đạo, nhân sự chủ chốt…
- Có khả năng dự báo tốt xu thế của thị trường trong tương lai.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề mang tính chất định lượng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn và phân tích cổ phiếu và gợi mở rằng, việc xây dựng những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu để đầu tư cho riêng mình là rất cần thiết.
(Theo tinnhanhck)
Bài thuộc chuyên đề: Hỏi đáp chứng khoán
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com