Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài học từ vụ bê bối tại Merrill Lynch (Phần 1)

Sự ra đi của Stan ONeal đã đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn cho Merrill Lynch nói riêng và các ngân hàng lớn nói chung. Gill Corkindal đã có những phân tích khá sắc sảo về vấn đề này. Còn ý kiến của bạn thì sao?

Merrill Lynch sai ở đâu?

Thời gian đang làm ngày càng cho chúng ta biết rõ hơn về uy tín của Merrill Lynch. Việc Stan O"Neal "nghỉ hưu" và câu chuyện trong công ty về sự ham lợi, thói kiêu căng và khả năng lãnh đạo yếu kém của nhà lãnh đạo này đang tỏ ra là những thông tin rất đáng tìm đọc.

Merrill Lynch là tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, có trụ sở tại New York, Mỹ, có chi nhánh tại 38 nước trên thế giới với tổng tài sản lên tới 1.800 tỷ USD, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng đầu tư và quản lý đầu tư.

Ernest Stanley "Stan" O"Neal (E. Stanley O"Neal) sinh 1951, từng là thành viên của Ban Giám đốc Tập đoàn General Motors từ 2001 đến 2006. Ông là cựu Giám đốc Điều hành, đồng thời cũng là cựu Chủ tịch của Hãng đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Merrill Lynch. Ngày 30/10/2007 đã ông đệ đơn từ chức, lý do của sự ra đi này gắn với việc công bố khoản thua lỗ gần 8 tỷ USD trong quý 3/2007 của Merill Lynch từ việc đầu tư vào các ngân hàng cho vay cầm cố dưới chuẩn. Đây là kết quả kinh doanh thảm hại nhất kể từ khi hãng này khởi nghiệp cách đây 93 năm. O"Neal đã đánh mất sự ủng hộ của nhiều giám đốc trong ban lãnh đạo qua ý định sáp nhập Merrill Lynch với đối thủ cạnh tranh là ngân hàng Wachovia (ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ), một ý tưởng được ông cho là giải pháp giúp công ty thoát khỏi những khó khăn hiện tại. Ông cũng đã đoạt ngôi vị “quán quân” về mức thưởng (chỉ tính thưởng, không phải tổng thu nhập) mà các ngân hàng và các công ty tại phố Wall dành cho nhân viên của mình để ghi nhận thành quả lao động của họ trong một năm. Stan O’Neal năm ngoái được thưởng thêm 46 triệu USD.

Khi giới báo chí thương mại tìm hiểu hoạt động bên trong ngân hàng và những quyết định gây ra thảm họa cho Merrill Lynch của O"Neal thì một bức tranh nữa, sinh động hơn, đang diễn ra trên mạng Internet bởi đội ngũ nhân viên của Merrill trao đổi các thông tin nội bộ về sự thất bại lãnh đạo của ngành ngân hàng.

Sự ra đi của O"Neal đã gây nên một nỗi buồn cho các cựu nhân viên và nhân viên hiện tại của Merrill Lynch bởi chỉ trong vài ngày sau khi ông “ra đi” đã có hàng trăm lời bình luận được đưa lên mạng Internet. Merrill Lynch đã phải hứng chịu những cơn giận dữ và sự hoài nghi của dư luận từ những diễn đàn trên các tờ báo lớn như: Wall Street Journal, Financial Times, New York Times và đài BBC.

Những phân tích gay gắt, những lời bình luận chua cay và cả sự thất vọng tràn trề trên mạng internet, tất cả tạo nên một bức tranh sống động đối nghịch hoàn toàn với những bản tin có phần cẩn trọng đăng tải trên báo chí và truyền hình.

Đó là những hiểu biết thú vị về điều gì đã thực sự xảy ra trong nội bộ Merrill và cho thấy những lời phát biểu chính thức có vẻ thận trọng của hãng là giả tạo.

Trong thời gian tới, vị Chủ tịch được chỉ định tạm thời của Merrill là Alberto Cribiore[1] và đội ngũ lãnh đạo còn lại có thể dễ dàng đọc được một vài lời bình luận ấy. Cũng như sự phản ứng dữ dội của dư luận đối với những gì họ coi là yếu kém của O"Neal và đội ngũ lãnh đạo cấp cao, những lời bình luận bao gồm cả những chỉ trích mang tính xây dựng, những gợi ‎ý hữu ích và những lo lắng chân thành về hướng đi của hãng.

Họ cũng bày tỏ sự trung thành đối với Merrill khi cho rằng những người lãnh đạo còn lại nên bắt tay vào làm việc một cách khẩn trương nếu như họ muốn xây dựng lại văn hóa và phục hồi uy tín của ngân hàng.

Sau đây là một số lời bình luận mà tôi (Gill Corkindale) đã thu thập từ những diễn đàn của các báo tuần vừa qua. Các bạn hãy thêm vào danh sách này những quan điểm, những kiến thức cũng như các câu hỏi ưa thích của mình để chúng ta có thể rút ra những bài học quan trọng nhất từ sự thất bại của Merrill.

Bình luận về Stan O"Neal

  • "Nếu một người lãnh đạo dẫn dắt công ty bằng sự đe dọa thì người ta sẽ nói với ông ấy những gì ông ấy muốn nghe chứ không phải những gì ông ấy cần biết. Ông ấy sẽ ngày càng xa rời thực tế và rủi ro sẽ tăng theo cấp số nhân cho đến khi thảm họa xảy ra."

    Vụ bê bối của Merrill Lynch đã ảnh hưởng rất lớn
     đến uy tín của họ trên thị trường phố Wall
    Ảnh: blog.kir.com

  • "O"Neal đã phá hủy văn hóa của Merrill, dọn đường cho bản thân đến đỉnh cao. Như vậy bạn không có niềm tin ở bất cứ ai xung quanh ông ấy."

  • "Thất bại của Merrill cho thấy những người như Stan O"Neal chịu ảnh hưởng từ việc trở nên độc đoán, chuyên quyền và không quan tâm đến cuộc sống của những người khác.

Bình luận về đội ngũ lãnh đạo cấp cao

  • "Những Quản l‎ý cấp cao đã gây ra cú sốc về vấn đề thiếu khả năng quản lý doanh nghiệp. Tại sao những người như: O"Neal, Edwards[2], Fleming[3], Fakahany[4] lại không chú ý tới một điều quan trọng như vậy?"

  • "Tất cả những ai trong ban quản lý cấp cao của Merrill cần phải rời hãng. Từ Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, cho đến những người đồng lãnh đạo bộ phận kinh doanh và cả Giám đốc tác nghiệp, không một ai đã chèo lái con tàu mang tên Merrill!"

  • "Những người lãnh đạo này đã làm tôi mệt mỏi. Tôi không tin tưởng những con người ấy."

Chính thói kiêu căng và khả năng lãnh đạoyếu kém của những nhà lạnh đạo đã đẩy Merrill Lynch xuống hố
Ảnh: www.cartoon-web.com

Bình luận về Merrill

  • "Thật thú vị! Với tư cách là một cựu nhân viên của Merrill Lynch, có lẽ không bao giờ tôi có thể tưởng tượng được rằng một định chế tài chính quan trọng, lớn mạnh như Merrill Lynch lại có thể tự đưa mình vào một vụ bê bối kiểu như vậy, bởi Merrill Lynch luôn có những nhà phân tích và những bộ óc hàng đầu trong ngành."

  • "Tôi vui mừng vì điều này đã xảy ra. Nếu Merrill Lynch tập trung nhìn nhận vấn đề từ trước thì hẳn bây giờ kết cục sẽ khác. Merrill Lynch cần quay trở lại những nguyên tắc trước kia và quên đi những mục tiêu mang tính chuyển hóa. Trước đây chúng tôi đã từng là công ty tốt nhất. Thảm họa đã xảy ra. Bây giờ chúng tôi đồng nghĩa với tham nhũng và ở phố Wall thì ai cũng muốn điều đó."

  • "Tôi làm việc tại Merrill. Sự thiếu kiểm soát và thiếu nghiêm ngặt trong quá trình hoạt động đã giải thích tại sao Merrill phải nhận cú đánh mạnh hơn bất cứ ai khác trên phố Wall."

(Theo Gill Corkindale // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Bài học từ vụ bê bối tại Merrill Lynch (Phần 2)
  • Số người chi tiêu bằng thẻ Visa tăng mạnh
  • USA Today thành công nhờ tầm nhìn chiến lược
  • Cuộc chiến trên những chiếc LCD
  • Các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường bán lẻ nội địa: Chiếm lĩnh thị phần - cách nào?
  • Một số tổng công ty nhà nước lỗ nặng
  • Kinh doanh đa ngành: Tham vọng cần uốn nắn
  • Thị trường thẻ : Miếng bánh khó ăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com