Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các đại gia thuốc lá vật lộn với khó khăn

Trong khi doanh thu từ các quốc gia đang phát triển ngày càng trở nên quan trọng đối với các hãng sản xuất thuốc lá lớn trên thế giới, họ vẫn đang nỗ lực đối phó với các quy định khắt khe về buôn bán mặt hàng này.

Những công ty như Philip Morris International hay British American Tobacco đang lên tiếng phản đối những quy định siết chặt sản xuất và kinh doanhh thuốc lá tại nhiều nước trên thế giới. Họ cũng chi ra hàng tỷ USD để vận động hành lang và tiến hành các chiến dịch tại châu Phi và châu Á. Thậm chí trong một hội nghị quốc tế sắp diễn ra tại Uruguay, các quan chức y tế đến từ 171 nước sẽ lên kế hoạch đẩy nhanh một hiệp ước chống thuốc lá toàn cầu.

Gần đây, tại các tòa án ở khắp nơi trên thế giới, các hãng sản xuất thuốc lá lớn đã chủ động phản đối các chính sách mới. Trong năm nay, hãng Philip Morirs International đã kiện chính phủ Uruguay vì các quy định quá ngặt nghèo đối với mặt hàng thuốc lá. Quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới nhận định vụ kiện trên điển hình cho nỗ lực của ngành sản xuất thuốc lá gây sức ép lên Uruguay cũng như các nước khác tham gia hội nghị - những nước đang xem xét các điều luật nghiêm ngặt về buôn bán thuốc lá.

Uruguay quy định cảnh báo về sức khỏe phải chiếm 80% diện tích vỏ bao thuốc. Nước này cũng giới hạn mỗi hãng thuốc lá chỉ được có một mẫu thiết kế bao duy nhất để tránh tình trạng những mẫu mới có thể khiến người hút hiểu lầm rằng sản phẩm bên trong ít độc hại hơn.

Tổng sản phẩm quốc nội của Uruguay chỉ bằng một nửa của con số 66 tỷ USD doanh thu hằng năm từ hoạt động buôn bán thuốc lá của Philip Morris International.

Peter Nixon, Phó chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Philip Morris International, nói rằng trong khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng trưởng thành, công ty vẫn chấp hành quy định về buôn bán thuốc lá của các nước. Vụ kiện của công ty là nhằm chống lại những quy định quá ngặt nghèo để bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu thương mại.

Nixon cho biết Philip Morris thừa nhận việc hút thuốc có hại cho sức khỏe và ủng hộ những quy định hợp lý. “Bao bì sản phẩm chắc chắn cần phải có những cảnh báo về sức khỏe nhưng phải ở kích thước phù hợp. Chúng tôi nghĩ 50% là mức chấp nhận được. Nếu tăng lên 80% thì sẽ không còn chỗ cho phần minh họa thương hiệu. Chúng tôi cho rằng như vậy là đi quá xa”.

“Họ đang lợi dụng các vụ kiện tụng để cảnh cáo các nước có thu nhập thấp và trung bình”, tiến sĩ Douglas Bettcher, giám đốc chương trình Sáng kiến Từ bỏ Thuốc lá của WHO, cho biết.

Ông cho rằng các công ty thuốc lá đang ra sức thu hút đối tượng tiêu dùng mới tại các nước đang phát triển để thay thế cho thị trường Mỹ và châu Âu, nơi tỷ lệ hút thuốc đã giảm rõ rệt. Song, doanh thu từ hoạt động buôn bán thuốc lá trên toàn thế giới vẫn tăng 2% một năm.

“Ở Mỹ, họ không trưng biển quảng cáo, chấp nhận không tài trợ cho các sự kiện âm nhạc hay sử dụng hình ảnh cao bồi Malboro nữa. Mà bây giờ, họ tiến hành tất cả những hoạt động đó ở nước ngoài”, Matthews L. Mayers, Chủ tịch chiến dịch Trẻ em Không Thuốc lá tại Mỹ, cho biết.

Ở Australia, nước này đã công bố kế hoạch yêu cầu bao bì thuốc lá phải được in màu nâu và trắng để không bắt mắt người mua. Theo tài liệu do một chương trình truyền hình của Australia và New York Times thu thập được, một lãnh đạo của Philip Morris đã thực hiện một chiến dịch truyền thông tiêu tốn 5 triệu USD phản đối kế hoạch trên trong khi cuộc bầu cử liên bang diễn ra vào mùa hè vừa qua.

Hãng sản xuất thuốc lá lớn thứ hai thế giới là British American Tobacco với 4,4 tỷ USD lợi nhuận từ 23 tỷ USD doanh thu trong năm đang chi hàng triệu USD để vận động hành lang đối phó với các quy định chống thuốc lá, như chính sách bầu không khí không khói thuốc tại EU.

Một đoạn băng trên trang web của công ty nói rằng một số biện pháp để giảm thuốc lá, như đánh thuế hay cấm quảng cáo, lại khuyến khích thuốc lá chợ đen.

WHO cùng với hiệp ước trên đã khuyến khích chính phủ các nước cùng các cá nhân hành động để đối phó với các tập đoàn thuốc lá. Các tập đoàn này càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ những người hút thuốc lá và cơ quan y tế ở Brazil, Canada, Israel, Italy, Nigeria, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Song, ở những nơi khác, nhất là Indonesia, thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn thứ năm thế giới, thì lại có rất ít quy định hạn chế. Các công ty thuốc lá bán sản phẩm theo những phương thức vốn bị cấm ở nơi khác. Tại đây, quảng cáo thuốc lá được xuất hiện trên truyền hình và trước mỗi tập phim, bảng quảng cáo rải rác trên hệ thống đường cao tốc, các hãng thu hút trẻ em thông qua các các buổi ca nhạc hay sự kiện thể thao, bao bì được trang trí bằng các nhân vật hoạt hình, hay các cửa hàng được bán thuốc lá cho trẻ em.

Quan chức Indonesia cho biết họ phụ thuộc vào ngành thuốc lá để tạo ra việc làm cũng như nguồn thu từ việc đánh thuế. Chỉ từ riêng Philip Morris International, nước này đã thu về khoảng 2,5 tỷ USD một năm.

Hội nghị diễn ra vào thứ hai tại Punta del Este, Uruguay, sẽ cố gắng bổ sung những điều khoản cụ thể vào Hiệp ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá đã được 171 nước thông qua năm 2003. Hiệp ước này yêu cầu các nước thành viên thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn đối với nguyên liệu thuốc lá cùng hoạt động đóng gói và buôn bán, mở rộng những biện pháp đã được chứng minh là hiệu quả để chống lại thuốc lá như các chương trình cấm hút thuốc, khu vực không khói thuốc và tăng thuế.

(Vnexpress)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Viettel và tham vọng “1 tỷ dân”
  • Kinect – tham vọng mới của Microsoft
  • AIG bán "báu vật" để trả nợ
  • Công thức né thuế của Google
  • Dịch vụ... chống tham nhũng!
  • Android sẽ thống lĩnh thị trường trong năm 2011?
  • Nếm, một nghề mới?
  • “Đại gia” viễn thông Trung Quốc vẫn ra rìa ở Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com