Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Celine Dion và câu chuyện hàng giả ở Trung Quốc

Áp phích chuyến lưu diễn của Celine Dion tại Thượng Hải, Trung Quốc tháng 4-2008.

Chủ một cửa hiệu tại Thượng Hải, Trung Quốc vừa bị buộc phải đền 500.000 NDT (73.200 USD) cho ca sĩ Celine Dion khi bán hàng giả nhãn hiệu Louis Vuitton (LV) cho ca sĩ người Canada này.

Chủ cửa hiệu này là người đến từ lãnh thổ Đài Loan tên Lin và vợ là Wu Beiwen cùng bị buộc đền bù số tiền nói trên. Nếu tài sản của cửa hiệu không đủ thì buộc họ phải bỏ tiền riêng ra đền bù.

Theo các thẩm phán tại Tòa án Nhân dân số 1 thành phố Thượng Hải, số tiền đền bù nói trên ở mức cao nhất theo luật của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo họ, khó có thể xác định thiệt hại thực sự của LV trong vụ bán hàng này trong khi đòi hỏi của họ lên đến 1 triệu USD tiền đền bù.

Công ty thời trang LV đã nộp đơn lên tòa án Thượng Hải từ tháng 1, cho rằng hai vợ chồng chủ cửa hiệu nói trên bán hàng nhái nhãn hiệu LV gồm hàng da, túi xách và bóp (ví) từ năm 2000.

Theo điều tra của cảnh sát Trung Quốc, cửa hiệu trên từng bị phạt 30.000 NDT vì bán hơn 2.000 loại hàng giả trong năm 2002 và 2004. Tháng 8-2008, họ đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt giữ và đến tháng 12-2008, tòa án một quận của Thượng Hải tuyên án Lin 5 tháng tù giam cộng với tiền phạt 30.000 NDT.

Celine Dion trong chuyến lưu diễn tại Thượng Hải ngày 10-4-2008 đã tới mua sắm tại cửa hiệu này trên đường Sơn Tây. Bà cho biết đã mua nhầm đến 50 sản phẩm giả, trong đó có các loại hàng của LV. Đại diện LV tại tòa án cho rằng số lợi nhuận mà vợ chồng này thu được lớn hơn số tiền phạt. LV dẫn chứng cho biết vợ chồng Lin đã mua nhiều bất động sản ở quận Jing’an với giá trị hơn 20 triệu NDT.

Tình trạng hàng giả xuất phát từ Trung Quốc không những gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều nước mà còn gây khó khăn cho ngay cả chính phủ Trung Quốc. Theo báo cáo của Liên minh châu Âu (EU), trong năm 2008, cảnh sát tịch thu tổng cộng 178 triệu mặt hàng giả nhập vào 27 nước thành viên EU, tăng 125% so với năm 2007, trong đó hàng giả từ Trung Quốc chiếm số lượng nhiều nhất.

Ngoài việc siết chặt luật chống hàng giả, hàng nhái, tăng hình phạt…, gần đây Trung Quốc đã mở nhiều chiến dịch trấn áp tội phạm làm, tàng trữ và mua bán hàng giả. Trong chiến dịch “đưa hàng tiêu dùng đến nông thôn” nằm trong gói kích cầu của Chính phủ Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này giám sát chặt chẽ hàng hóa của các công ty tham gia, trong đó dán tem chứng nhận hàng hóa tham gia chương trình này.

Khu chợ tại Phố lụa ở Bắc Kinh gần đây đã bị buộc phải đóng cửa 29 quầy vì đã bán đồ giả. Thậm chí, tại Thẩm Chấn, có cả 2 ngôi chợ bị đóng cửa vì bán hàng giả, hàng nhái. Vào tháng 10 tới, luật về sáng chế của Trung Quốc được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, nhất là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

(Theo Khánh Minh // SGGP online/Shanghai Daily)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Trả lương bằng hiện vật: "Kinh tế tự nhiên" trở lại?
  • Ryanair tiết kiệm bằng ý tưởng lạ
  • Các doanh nghiệp Mỹ chuyển sang xe tải chạy điện
  • Mỗi tuần có 52 quán nhậu ở Anh "sập tiệm"
  • Bài học cho các hãng hàng không: Già lừa ưa nặng
  • Kiếm tiền ở Sài thành, không đâu dễ bằng
  • Thị trường trò chơi trực tuyến đang lớn dần
  • Giảm cước không phải là phương án tối ưu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com