Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” : Lợi ích nhân đôi

Với hơn 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, thị trường nông thôn rõ ràng rất tiềm năng

Chương trình “Đưa hàng về nông thôn”- một sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) với mục đích đưa hàng Việt “chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả mềm”, đến tay “thượng đế” ở nông thôn đã được Sở Công Thương Bà rịa - Vũng tàu triển khai hiệu quả từ 2 năm nay.

Bà Trần Thị Hường - Giám đốc sở Công thương BR-VT cho biết: Ngay năm đầu tiên sở vận động thực hiện chương trình “Đưa hàng về nông thôn” đã có 11 DN, các nhà SX trong và ngoài tỉnh hưởng ứng, với khoảng 15 ngành hàng. Bước sang năm 2010, trong đợt bán hàng phục vụ Tết Nguyên đán, có thêm 8 DN hưởng ứng chương trình này. Mới đây nhất, dịp Lễ 30/4 -1/5 lại có thêm 5 DN tham gia bán hàng tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành và An Ngãi, huyện Long Đất: Gồm 4 nhà sản xuất, 1 DN bán lẻ  (Co.op Mart Bà Rịa) với tổng cộng hơn 200 mặt hàng được bày bán; trong đó 120 mặt hàng nhu yếu phẩm thông dụng hàng ngày... Tuy số DN tham gia không nhiều so với những lần trước nhưng có sự xuất hiện của “chuyên gia” bán lẻ hàng đầu VN - Co.op Mart.

"Thượng đế” lợi một

Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các DN rất quan tâm thiết kế chương trình sao cho người dân dễ chấp nhận. Thêm vào đó, một thuận lợi lớn là lâu nay, hàng hóa về tới nông thôn thông qua nhiều cấp nên giá cao so với giá tại các trung tâm. Hơn nữa, khi thực hiện chương trình, các nhà sản xuất đều cộng thêm chương trình khuyến mãi nên so ra, giá rẻ từ 5 đến 20%. 

Chị Nguyễn Thị Thanh Bình, ấp An Bình, xã An Ngãi hồ hởi nói: “Có hàng về, khỏi mất công đi xa. Mua hàng ở đây giá rẻ hơn ngoài chợ, lại có tặng quà. Mà ở đây thì mình không sợ bị “lầm hàng” (mua phải hàng giả - PV). Nói chung, “Chương trình đưa hàng về nông thôn” rất tiện lợi, bởi ban ngày chúng tôi bận đi làm, tối về chúng tôi ghé mua “hàng” về nhà rất thuận tiện... Có thể nói, thông tin hàng “siêu thị” về phục vụ tận thôn xã, nhanh chóng lan tỏa sang các địa bàn lân cận. Bà con ở các xã bên cũng tranh thủ buổi tối ghé sang mua hàng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí đi hàng chục cây số lên tận siêu thị Bà Rịa hoặc Vũng Tàu, mà vẫn mua được hàng tốt, đúng giá.

Chị Nguyễn Thị Kim, xã Tam Phước cho biết: “Tôi thấy giá ở đây phải chăng, và ổn định, lại gần gũi, không phải  đi xa,  mà vẫn  được mua sắm thoải mái”. Được mua những sản phẩm mà lâu nay chỉ hiện diện ở các trung tâm thương mại lớn, nay lại về bày bán đầy ở nông thôn, hầu hết người dân nông thôn mong rằng chương trình sẽ về đến tất cả các thôn xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh để tất cả “thượng đế” ở nông thôn được sử dụng hàng chất lượng cao.

DN lời hai

Bên cạnh người tiêu dùng được mua hàng có chất lượng, Chương trình “Đưa hàng về nông thôn” tô thêm hình ảnh của DN, được người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa biết đến. Anh Bùi Ngọc Quốc Cường, nhân viên bán hàng Cty TNHH SX thương mại nhựa Chí Thành bộc bạch: Đây là lần thứ 4 DN của anh tham gia đưa hàng về phục vụ bà con các vùng nông thôn. Chương trình bán hàng áp dụng trong các đợt về nông thôn, còn có cả “đổi nón cũ lấy nón mới”. So với những lần trước, lần này bà con không còn dè dặt khi đến mua hoặc đổi nón cũ lấy nón mới mà mạnh dạn chọn lựa sản phẩm, bởi họ tin chắc rằng, đây mới là hàng chính hãng. Chỉ trong 2 giờ đồng hồ, số nón cũ thu về đã trên 100 chiếc...

Với hơn 20 loại mặt hàng do chính DN chế biến, chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm dạng khô, đóng gói mẫu mã đẹp, chất lượng bảo đảm, sản phẩm thương hiệu Baseafood  của Cty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản cũng được bà con nông dân chấp nhận nhiều. Tuy doanh số bán hàng không lớn như ở TP nhưng bà con ở những vùng sâu, xa đã được biết đến một thương hiệu lớn của tỉnh. Theo ông Trần Văn Dũng - Giám đốc Cty Baseafood thì như thế là đạt yêu cầu, bởi những dịp lễ, tết, chắc chắn những sản phẩm của Cty sẽ được bà con tin cậy, mua dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân ở khắp mọi miền. Rõ ràng, cái lợi chung lớn nhất mà các DN (kể cả DN kinh doanh phân phối đến các DN trực tiếp làm ra sản phẩm) gặt hái được tại các đợt đưa hàng về nông thôn không phải là lợi nhuận mà là người tiêu dùng vùng nông thôn được biết, tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều hơn những sản phẩm hàng hóa mang nhãn mác VN, chất lượng cao, giá ổn định, để từ đó hình thành thói quen sử dụng và ủng hộ hàng VN.

Ông Hồ Văn Niên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cho biết: Với hơn 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, thị trường nông thôn của tỉnh rõ ràng rất tiềm năng. Việc tiếp cận để kết nối giữa “ba nhà”: nhà sản xuất, nhà bán lẻ với nhà phân phối nhằm đưa hàng hóa đến từng địa bàn nông thôn thực sự đạt đến đích cuối cùng là đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nông thôn và tạo điều kiện để người dân nông thôn thực sự được dùng các sản phẩm “made in” VN chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ... Chính quyền tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các DN thiết lập được kênh này nếu các DN tìm kiếm được đối tác. Vấn đề còn lại là các DN phải đeo bám thị trường, không nên chỉ làm theo “phong trào” - ông Niên nhấn mạnh. Về phía các DN cũng đang trong quá trình tổng hợp nhu cầu của thị trường nông thôn và tìm các phương án tốt nhất để kết nối, ông Văn Quốc Hoàng - phó Giám đốc Co.op Bà Rịa chia sẻ: Năm 2010, Co.op Bà Rịa đăng ký 20 đợt đưa hàng về nông thôn. Theo đó, đơn vị sẽ tính toán cự ly từng địa bàn, để tìm đối tác kết nối, tạo sự thông suốt và thường xuyên nguồn hàng tới các vùng thôn quê.

(Theo Lê Huỳnh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước
  • Bài học từ phở
  • 7 bước chiếm lĩnh thị trường
  • GM lần đầu sinh lãi sau 3 năm
  • Tham vọng mới của Apple
  • Viva Macau nợ hơn 100.000 USD của khách hàng Việt Nam: Bao giờ khách hàng mới lấy được tiền?
  • Nhộn nhịp kinh doanh sân cỏ nhân tạo
  • Công nghiệp trò chơi: Hướng đến 3D
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com