Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã đến lúc rời khỏi Trung Quốc?

Mức lương tăng cùng biến động tỉ giá và chi phí nhiên liệu cao đang ăn mòn lợi thế giá rẻ một thời của Trung Quốc.

Joe Manget và Pierre Mercier, hai chuyên gia phân tích thuộc Công ty Tư vấn Quản lý Boston Consulting Group (Mỹ), cho biết, kể từ tháng 2/2010, mức lương tối thiểu đã tăng hơn 20% tại 20 khu vực của Trung Quốc và tăng tới 30% tại một số khu vực khác. Đây là tin xấu cho các công ty đang có cơ sở hoạt động tại công xưởng của thế giới.

Tình huống thay đổi

Nói cho cùng, mức lương tăng cao ở Trung Quốc không phải là chuyện mới mẻ. Từ năm 1990, lương tăng trung bình 13%/năm và trong giai đoạn 2005-2010 là 19%/năm.

Tuy nhiên, tình huống khiến lương tăng hiện nay đã khác hẳn, vì 2 lý do. Lý do thứ nhất liên quan đến năng lực sản xuất. Trong 20 năm qua, việc tăng năng suất luôn bắt kịp với mức tăng lương nên đã không làm thấy rõ tác động của việc lương tăng lên. Các mức tăng lại dựa trên lương cơ bản cực kỳ thấp. Doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí này bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất hoặc mua linh kiện, vật liệu rẻ hơn.

Nhưng nếu chi phí lao động tiếp tục tăng thì sẽ được tính vào nền kinh tế dưới dạng giá cả các linh kiện, dịch vụ kinh doanh, chuyên chở hàng hóa tăng cao. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Lý do thứ 2 liên quan đến sự thay đổi xã hội. Trung Quốc ngày càng có ít lao động trẻ. Với chính sách 1 con, số lao động có độ tuổi 15-29 sẽ bắt đầu giảm từ năm 2011. Một lý do khác là với mức sống đang tăng cao, rất ít thanh niên ở nông thôn muốn làm 60 giờ mỗi tuần trong các nhà máy.

Giải pháp nào?

Phản ứng bản năng của các doanh nghiệp trước tình hình này là tìm lao động giá rẻ ở nơi khác. Nhưng đó chỉ là giải pháp ngắn hạn vì năng suất lao động là khác nhau và như vậy, lợi thế chi phí không còn quan trọng nữa. Đó là chưa kể, không bao lâu nữa, lao động ở những nơi đó cũng sẽ đòi tăng lương.

Một giải pháp khác là ở lại và cố gắng đẩy mạnh năng suất. Nhờ năng suất cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động có tay nghề và kinh nghiệm quản lý, Trung Quốc vẫn có sức cạnh tranh trong tương lai. Doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất nhà máy bằng phương pháp sản xuất tinh gọn, gia tăng tỉ lệ tự động hóa và hợp tác chặt chẽ hơn với nhà cung cấp.

Ở lại, các công ty cũng có thể sản xuất phục vụ thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh. Trung Quốc đang tiêu thụ nhiều nhất đối với điện thoại di động và thứ 2đối với máy tính cá nhân, điện tử gia dụng. Theo Boston Consulting Group, số hộ gia đình kiếm 6.000-15.000 USD/năm sẽ tăng hơn 40%, đạt 135 triệu người vào năm 2020. Những người có thu nhập từ 15.000 USD trở lên sẽ tăng gần gấp 5 lần với 65 triệu người.

Quả là sự lựa chọn không dễ dàng. Điều quan trọng là các công ty phải lập lại kế hoạch phát triển linh động hơn để thích ứng với môi trường kinh doanh luôn thay đổi.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Thị trường dược và chuyển động từ phía nhà đầu tư ngoại
  • Thị trường nội địa: Còn nhiều khó khăn
  • “Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức lớn nhất”
  • Càng độc đáo, càng thành công
  • Vietnam Telecomp: Không có nhiều đột phá
  • Sáu sai lầm lớn nhất trong quyết định đầu tư
  • “Chơi” ngoại tệ xuyên quốc gia
  • Đủ đồ cho quý ông làm đẹp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com