Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp và công cuộc chuyển vị thế

Chuyển vị thế ở đây là chuyển vị thế của doanh nghiệp (DN) đối với đất nước và đóng góp của DN đối với việc chuyển vị thế của đất nước.

Vị thế của các DN trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đổi mới (chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh, tập thể) là hoạt động theo sự điều hành gần như trực tiếp của Nhà nước, gần như không có hạch toán, gần như thụ động trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; hình thành một cách tự nhiên “quy trình ngược”: Nhà nước đi vay để nuôi DN, kết quả đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.

Đảo chiều


Nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập, chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các DN thuộc các thành phần kinh tế ra đời, phát triển sau khi có các luật về DN, đặc biệt là Luật DN có hiệu lực từ 1.1.2000. Năm 2009 so với năm 2000, số DN đã gấp gần 5 lần, với số lao động gấp gần 2,5 lần; với nguồn vốn gấp gần 6 lần; với tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn gấp gần 6,5 lần; với doanh thu thuần gấp gần 7 lần; với lợi nhuận trước thuế gấp gần 5,5 lần; với thuế và các khoản đã nộp ngân sách gấp 5 lần. DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài có các tốc độ tăng còn cao hơn; có tỷ trọng trong tổng số DN đã lớn hơn. DN, doanh nhân là một trong những chủ thể quan trọng, vừa là lực lượng nòng cốt của thị trường, vừa là lực lượng xung kích trong thời bình. Vị thế của DN đã bắt đầu và dần được đảo chiều đúng quy trình xuôi: DN nuôi Nhà nước! Và vị thế của đất nước cũng đã được chuyển đổi từ nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình.

Bài học kinh nghiệm lịch sử của nước ta và của nhiều nước khác cho thấy, nếu DN, doanh nhân không được tôn vinh, thì kinh tế đất nước sẽ bị thiệt hại, tăng trưởng kinh tế bị trì trệ. Tôn vinh DN, doanh nhân bằng nhiều giải pháp, trong đó có ba nhóm giải pháp chính.

Giải pháp tôn vinh

Trước hết, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều hơn nữa số DN, doanh nhân. Về tư duy, cần triệt cho được tư tưởng kỳ thị, hẹp hòi, tư tưởng bình quân, cào bằng, “người giàu thì ghét”. Cần làm cho người có vốn yên tâm để thành lập DN mới, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại nâng cấp lên DN. Cần nâng cao trình độ hạch toán kinh doanh, trình độ quản trị DN, tiếp cận với kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới.

Tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự hoạt động và hiệu quả của DN về giá thuê mua mặt bằng sản xuất, kinh doanh quá cao; về việc tiếp cận vốn khó khăn và lãi suất còn quá cao so với khả năng sinh lời của DN; nhập siêu làm thị phần tiêu thụ bị thu hẹp; sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế; tình trạng thiếu điện kéo dài; thủ tục hành chính tuy đang được cải tiến nhưng vẫn còn nặng nề vừa làm tăng chi phí, tốn công sức, làm lỡ thời cơ, phát sinh chi phí bôi trơn; tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông gây thiệt hại cho DN; việc tuyển dụng lao động cả thầy, cả thợ còn khó khăn...

Đất nước đang đứng trước thời cơ để đến cuối thập kỷ tới cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cần tôn vinh và tạo điều kiện cho DN lớn mạnh làm nòng cốt, không chỉ góp phần làm cho đất nước chống tụt hậu xa hơn về kinh tế, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu để thắng trên sân nhà và thắng trên sân người.

(Thanh Niên)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Cuộc chiến giành siêu thị Carrefour ở Đông Nam Á
  • Vì sao IE9 beta được chuộng?
  • Khẳng định nghĩa vụ và thương hiệu
  • Thương hiệu Việt và chiến lược “Đại dương xanh”
  • Quản lý dịch vụ phân phối - Lúng túng
  • Siêu thị thắng lớn trong "Tháng khuyến mãi"
  • Thách thức đổi mới cho ngành "công nghiệp xanh"
  • Cạnh tranh bằng sự thân thiết với khách hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com