Khuyến khích phát triển DN công nghệ cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp |
Đổi mới mô hình tăng trưởng chú trọng phát triển chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu là yêu cầu cấp thiết. Tuy vậy, chúng ta cần phải có những nguyên tắc và giải pháp đổi mới hiệu quả để làm sao nâng cao năng suất và hơn hết là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011-2020.
Ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô
Vấn đề ưu tiên trọng tâm của quản lý kinh tế vĩ mô là phải đảm bảo được lòng tin của thị trường và dân chúng. Ðối với chính sách tài khóa, ngoài việc huy động đầy đủ các nguồn thu theo quy định của pháp luật và thực hiện chi, quản lý chi tiêu có hiệu quả, phải thu hep dần bội chi ngân sách và từ năm 2015, bội chi ngân sách hàng năm không vượt quá 3% GDP. Xác định rõ mục tiêu lâu dài và cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng VN. Nghiên cứu, bãi quy định về trần lãi suất; từng bước chuyển điều hành chính sách tiền tệ từ điều tiết khối lượng tiền sang điều tiết lãi suất.
Kết hợp hợp lý chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và tỷ giá, thu hẹp dần cán cân thanh toán vãng lai và từ năm 2015 thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai không vượt quá 5% GDP; chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ chỉ mở rộng khi có yêu cầu gia tăng tổng cầu nội địa để bù đắp thiếu hụt do giảm cầu ở thị trường khu vực và quốc tế. Thường xuyên theo dõi, phân tích kịp thời, dự báo ngắn hạn và trung hạn về diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trưòng
Tiếp tục nghiện cứu và sớm thực hiện Đề án cơ cấu lại thị trường điện, tách biệt sản xuất, phân phối, chuyển tải và bán điện, thiết lập hệ thống chuyển tải điện độc lập, thiết lập cơ quan giám sát và quản lý thị trường điện độc lập và chuyên nghiệp. Tập hợp, rà soát lại và bãi bỏ các hạn chế hành chính đối với quyền tự chủ kinh doanh, quyền tự chủ định giá của DN theo cơ chế thị trường.
Ban hành cơ chế quản lý giá các sản phẩm, dịch vụ độc quyền tự nhiên, dịch vụ công ích một cách ổn định, minh bạch và dự tính được, bảo đảm các DN có liên quan tự chủ được trong lập kế hoạch đầu tư, tổ chức sản xuất và hạch toán kinh doanh một cách ổn định.
Gia hạn thực hiện Ðề án 30 về đơn gián hoá thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước cho đến năm 2015. Nghiên cứu, thực hiện đề án chuyển các đơn vị sự nghiệp thành các tổ chức được tổ chức quản lý và hoạt động như DN theo cơ chế thị trường. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện đề án phát triển thị trưòng tài chính VN. Nghiên cứu, tách biệt 3 chức năng quản lý nhà nước trong cùng một bộ, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Ðó là: quản lý hành chính nhà nước, điều tiết và quán lý thị trưòng và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DN.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu CN và dịch vụ
Có hai loại ngành ưu tiên phát triển. Loại thứ nhất là các ngành, sản phẩm hiện đang có lợi thế cạnh tranh; và loại thứ hai là các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển để xây dựng, phát triển bổ sung lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020.
Về cách thức thực hiện, vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá. Ðổi mới và chuyển dịch tuần tự tiệm tiến cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện theo ba cách. Đó là: cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở quy trình sản xuất hiện hành; Đổi mới quy trình sản xuất, mở rộng quy mô, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành hiện tại và chuyển đổi lên ngành khác có trình độ công nghệ, năng suất và giá trị gia tăng lớn hơn.
Quy hoạch phát triển các KCN liên hoàn, các khu kinh tế tự do quy mô lớn thành các vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng; kết hợp và kết nối phát triển công nghiệp với đô thị hoá, xây dựng một số khu, cảng trung chuyển hàng hoá thương mại quốc tế, để tổ chức sản xuất công nghiệp, cung ứng dịch vụ theo quy mô lớn, theo nhóm các sản phẩm có liên quan với nhau, bổ sung phụ trợ lẫn nhau.
Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển các ngành ưu tiên phát triển đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ưong.
Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp
Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và tổ chức cuộc sống nông thôn theo hướng hiện đại. Xem xét và gia tăng hợp lý vốn đầu tư của ngân sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi tập trung và tích tụ sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp; áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp trong tổ chức sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, đa dạng hóa quy mô sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa và nâng cao chẩt luọng sản phẩm; phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Xây dựng và phát triển cụm liên hoàn kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên một địa bàn nhất định... Nghiên cứu, chuyển các làng nghề có điều kiện thành các điểm du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong vùng và giữa các vùng lân cận. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do lối sản xuất thủ công truyền thống.
Xây dựng vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng
Nguyên tắc phát triển vùng kinh tế là tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các vùng trong cả nước cùng phát triên, trong đó, kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đuợc tự chủ phát triển trên cơ sở lợi thế riêng có của địa phượng, nhung không được phá vỡ cơ cấu kinh tế vùng; và cơ cấu kình tế vùng phải là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu chung của nền kinh tế. Hình thành các vùng lãnh thổ động lực tăng truởng của vùng và vùng động lực tăng trường của nền kinh tế, có quy mô đủ lớn, có đủ sức lan toả và lôi kéo phát triển của toàn vùng kinh tế, các vùng khác liên quan và của toàn bộ nền kinh tế.
Kết họp phát triển vùng kinh tế với ngành kinh tế; thực hiện phối hợp có hiệu quả các dự án đầu tư trong các ngành liên quan. Các vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng phải kết hợp được công nghiệp hóa với đô thị hóa. Các ngành, sản phẩm được lựa chọn phát triển trong từng vùng động lực tăng trưởng phụ thuộc vào lợi thế, điều kiện tự nhiên - xã hội của vùng đó và quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan, nhất là ngành được ưu tiên phát triển.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước với đầu tư
Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước bằng các giải pháp cụ thể như: Xác định cơ quan đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm cuối cùng trong kiếm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư nói riêng và đầu tư nhà nước nói chung. Thiết lập hệ thống thông tin thống nhất trong toàn quốc về đầu tư nhà nước. Bổ sung, sửa đổi cơ chế phân cấp quản lý đầu tư. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả giám sát đầu tư; thực hiện giám sát đầu tư theo quy hoạch, chiến lược, kế hoạch đầu tư thống nhất đã được thông qua; giám sát việc phân bổ vốn đầu tư, tiến độ giải ngân và thực hiện dự án đầu tư theo đúng kế hoạch đã được thông qua; giám sát chất lượng dự án đầu tư. Công khai và minh bạch hoá thông tin về đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước trên trang thông tin của UBND cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ... Tiếp tục hậu kiểm đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đổi mới phương thức và nội dung vận động xúc tiến đầu tư theo hướng ưu tiên vận động, lôi kéo các Cty đa quốc gia, các tập đoàn hàng đầu trên thế giới đến đầu tư tại VN.
Từng bước hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ
Tập trung tối đa có thể được vốn đầu tư nhà nước và huy động bằng các hình thức thích hợp vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để: Tập trung vốn đầu tư và hoàn thành đồng bộ, trong thời hạn sớm nhất cơ sở hạ tầng cho các vùng lãnh thổ tăng trưởng động lực của các vùng kinh tế và của cả nước; kết hợp với tăng tốc và đột phá phát triển các ngành ưu tiên đã được chọn. Xây dựng và hoàn thành sớm nhất có thể được ba cảng nước sâu, ba cảng hàng không quốc tế tại ba vùng kinh tế trọng điểm. Phát triển các tuyến giao thông chính phù hợp kết nối giữa các vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng, giữa vùng lãnh thổ động lực tăng trưởng với phần còn lại của vùng và với các vùng kinh tế khác. Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông đô thị, đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý.
Đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Xây dựng hệ thống đổi mới công nghệ quốc gia với hệ thống trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm đổi mới và cải tiến công nghệ, trước hết phục vụ phát triển các ngành ưu tiên đã được chọn, trong đó, đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ được tự do nghiên cứu, có điều kiện thuận lợi triển khai và áp dụng các kết quá nghiên cứu, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Ðổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng đánh giá kết quả và thành tích lao động, chế độ trả lương, thưởng, đề bạt, nâng cấp và kỷ luật, sa thải cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, DN nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là cán bộ kỹ thuật, công nghệ cho các ngành ưu tiên phát triển, gồm cả việc lựa chọn các học sinh ưu tú và gửi học tại các trưòng đại học công nghệ hàng đầu thế giới.
Tiếp tục khuyến khích hơn nữa khu vực tư nhân, DN tham gia dạy nghề; chuyển các cơ sở dạy nghề công lập sang đơn vị cung ứng dịch vụ công, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải. Thực hiện cơ chế các cơ sở dạy nghề đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh học nghề; tính đúng, tính đủ chi phí học nghề sát với thị trường để cơ sở dạy nghề đủ trang trải hoạt động, người học nghề có trách nhiệm. Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin thị trường lao động, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động, nâng cao năng lực dự báo, kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Ðổi mới quản lý giáo dục đại học, nâng cao hơn quyền tự chủ của các trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nâng cao hiệu quả DNNN
Xây dựng lại hoặc bổ sung, sửa đổi lại chiến lược của các tập đoàn, TCty trước năm 2012; hướng ưu tiên phát triển của các tập đoàn, TCty nhà nước là đổi mới, nâng cao năng lực và trình độ Cty để trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt, hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ đối với DN nhỏ và vừa của tư nhân trong nước. Thiết lập thể chế để thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNN; công khai và minh bạch hoá thông tin và kết quả đánh giá. Nghiên cúu, hình thành thể chế thực hiện có hiệu quả và hiệu lực quyền chủ sở hũu nhà nước, khắc phục tình trạng hành chính, phân tán, chia cắt và yếu trách nhiệm giải trình như hiện nay.
Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, pháp luật về cổ phần hoá; hoàn thành cổ phần hoá tập đoàn, tổng Cty nhà nước trước năm 2015.
Nâng cao chất lượng các DN tư nhân
Thành lập Tổng cục hỗ trợ phát triển DN tư nhân trong nước với sứ mạng không chỉ cung cấp hoặc hỗ trợ việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ phát triển DN, mà còn là cơ quan đầu mối hỗ trợ các DN giải quyết các tranh chấp, vướng mắc pháp lý với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; làm chỗ dựa “tinh thần” đáng tin cậy cho các DN tư nhân. Thành lập hệ thống quỹ bảo lănh đầu tư đối với DNNVV. Thành lập ngân hàng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ chuyển giao và đổi mới công nghệ đối với DNNVV.
Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan, quy định rõ, đơn giản và dễ thực hiện các thủ tục về hợp nhât, sáp nhập, mua lại Cty, mua bán tài sản Cty, kể cả dự án đầu tư để tập trung, tích tụ vốn, tăng quy mô của các DN; qua đó, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục góp vốn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc mua cổ phần, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các DN VN trong các ngành, nghề lĩnh vực không hạn chế đầu tư nước ngoài như đối với DN và nhà đầu tư trong nước.
Bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật có liên quan cho phép các nhà đầu tư, nước ngoài hình thành Cty mẹ, liên kết hợp thành nhóm Cty có vốn đầu tư nước ngoài tại VN.
Nâng cao năng lực điều hành chính sách
Thành lập Ủy ban cải cách và phát triển, hoặc Bộ phát triển kinh tế, có đủ thẩm quyền, năng lực và công cụ soạn thảo hoặc định hướng soạn thảo, kiểm soát nội dung và chất lượng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá chính sách, năng lực thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước từ TƯ đến địa phương.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com