Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng hiệu vẫn có cơ hội trong khó khăn

Các sản phẩm tiêu dùng xa xỉ kỳ vọng lớn ở thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Lê Toàn.

Do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, những sản phẩm hàng hiệu xa xỉ ở thị trường Việt Nam bị sụt giảm doanh số. Tuy nhiên, các kế hoạch mở rộng vẫn đang được tiếp tục bởi tiềm năng thị trường còn rất lớn.

Đây là nhận định được các chuyên gia và doanh nghiệp kinh doanh hàng hiệu đưa ra trong cuộc trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 3-10 bên lề hội nghị Chuỗi cung ứng 2012 do Vietnam Supply Chain tổ chức tại TPHCM.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành khu vực Công ty nghiên cứu thị trường TNS, cho biết ở thời điểm hiện tại, dưới tác động của sụt giảm kinh tế, các sản phẩm hàng hiệu ở Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực với những mức độ khác nhau, tùy theo độ lớn của các tên tuổi. Tuy nhiên, thị trường hàng hiệu ở Việt Nam hiện còn nhỏ về quy mô lẫn doanh số, tức tiềm năng thị trường còn rất lớn. Do vậy, các thương hiệu trên thế giới đã có hoặc chưa có vẫn muốn ở lại và sẽ tiếp tục vào Việt Nam trong thời gian tới.

Theo ông Matthaes, thị trường hàng xa xỉ ở Việt Nam không lớn như nhiều người vẫn tưởng. Hiện chỉ có khoảng 1,5 triệu người có đủ sức tiêu thụ các món hàng hiệu đắt tiền, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số dân cư sống ở thành thị. Bên cạnh đó, nếu tính các thương hiệu tự kinh doanh, tự marketing, tự làm sản phẩm đang có mặt trên thị trường thì chỉ tối đa là 100 thương hiệu. Còn nếu tính các sản phẩm xa xỉ vào thị trường qua nhập khẩu bằng nhiều con đường, không thực hiện sản xuất thì con số là hàng ngàn.

Ở thời điểm hiện tại, các sản phẩm hàng hiệu ở Việt Nam đang gặp những rào cản như thuế quan, giá thuê mặt bằng, nhân công trong khi thị trường không lớn. Tuy vậy, các thương hiệu vẫn ở lại và thương hiệu mới vẫn muốn vào. Động lực nằm ở việc thu thập của người Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong thời gian qua, trở thành một hiện tượng và người giàu Việt Nam có nhu cầu lớn về đồ hiệu nước ngoài.

Cũng theo ông Matthaes, thêm một lý do khiến các thương hiệu xa xỉ vẫn tìm đến Việt Nam là Mỹ và các nước châu Âu đang khủng hoảng kinh tế nặng nề. Một thị trường mới nổi như Việt Nam vì thế được nhắm đến để thay thế, kỳ vọng. Vào nhanh hay chậm tùy thuộc vào niềm tin của các công ty nhưng sẽ có nhiều thương hiệu nhanh chân để đón đầu thị trường.

Đồng quan điểm, giám đốc bán hàng không muốn nêu tên của một nhãn hàng hiệu thể thao đã có mặt ở Việt Nam 4 năm nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng, doanh số trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng lựa chọn kỹ hơn, so sánh về giá và cũng mua ít hơn. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vốn dĩ nhỏ nên mức giảm tính ra không rõ rệt và các thương hiệu không lấy đó làm lo lắng, chỉ là mức tăng không như kỳ vọng ban đầu.

Hiện nay, theo vị này, để bán được hàng, doanh nghiệp đang làm nhiều cách như giảm giá, khuyến mãi để giải phóng hàng tồn, đẩy sức mua. Bên cạnh đó là phải tạo ra những sản phẩm có giá hợp lý hơn, hướng đến người tiêu dùng trung lưu.

Theo vị này, các thương hiệu xa xỉ ở Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục chờ đợi thêm 1 - 2 năm để có thể phát triển mạnh. Và ở giai đoạn này, nhờ giá mặt bằng bắt đầu giảm nhẹ nên nhãn hàng này đang tận dụng cơ hội, tranh thủ mở rộng mạng lưới phân phối chờ thị trường khởi sắc.

Hàng hiệu bán ở Việt Nam mắc hơn các nước khu vực

Tại phần thảo luận về chủ đề phân phối bán lẻ của hội nghị Chuỗi cung ứng 2012 diễn ra trước đó, một ý kiến được đưa ra là các sản phẩm hàng hiệu bán ở Việt Nam có giá cao hơn sản phẩm cùng loại bán tại Thái Lan hay một số nước trong khu vực Asean.

Nguyên nhân, theo ông Yee Chung Seck, Công ty Baker & McKenzi Việt Nam, là doanh nghiệp phải đạt được nhiều loại giấy phép, yêu cầu để được kinh doanh. Ví dụ, muốn vào bán tại trung tâm thương mại phải chứng minh phù hợp, muốn kinh doanh tại cửa hàng phố thì không được làm ồn…

Còn theo bà Michelle Han, Giám đốc toàn quốc, Công ty Sportvision International Pte Ltd Việt Nam, các sản phẩm hàng hiệu bán không nhiều, quy mô thị trường không lớn nên đẩy giá cao là chuyện đương nhiên.

(TBKTSG Online)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Nuôi bò, vắt sữa lĩnh thưởng cả trăm triệu đồng
  • Thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ ong
  • Lấy lá cây đem bán, kiếm 15 triệu/tháng
  • Trở thành 'đại gia' nhờ... rắn ri voi
  • Lãi chục tỷ một năm nhờ nuôi cá giống
  • Các hãng đồ hiệu chiều khách VIP Trung Quốc như “vua”
  • Nuôi con đặc sản trên đồi trọc kiếm bạc triệu
  • Kinh doanh không gian hoài niệm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com