Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Internet đang bó hẹp dần sự uyên thâm?

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc chuyển hướng sang nghiên cứu nhờ những tri thức trực tuyến đang làm bó hẹp dần sự uyên thâm.

Với nhiều học giả - đặc biệt là những người không muốn phải ra ngoài nghiên cứu - thì Internet đúng là món quà của Chúa. Internet cho phép họ giao tiếp với các đồng nghiệp trên toàn thế giới và tìm kiếm những bài nghiên cứu được xuất bản chỉ trong vài giây.

Internet: Không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng chính Internet cũng là lý do khiến tri thức dần bị thui chột

Nhưng có lẽ lợi ích lớn nhất mà họ thu được là lượng tri thức khổng lồ sẵn có và có thể dễ dàng truy cập. Hàng triệu bài báo có sẵn trên mạng cho phép các học giả tìm kiếm những tài liệu mà họ chưa bao giờ thấy ở thư viện trường. Từ những nghiên cứu tâm lý cổ điển đến những học thuyết văn chương huyền bí, tất cả sẽ có chỉ sau vài cú nhấp chuột.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bất kể sự phong phú đó, việc bùng nổ nghiên cứu trực tuyến có thể thực sự gây ảnh hưởng, làm hạn hẹp tri thức. James Evans, nhà xã hội học tại trường đại học Chicago đã phân tích số liệu của 34 triệu bài báo về khoa học, khoa học xã hội và nhân văn đã khẳng định rằng: Khi có nhiều bài báo trên mạng hơn thì báo giấy đề cập đến ít bài hơn, thường có xu hướng là những bài mới trên cơ sở của những bài cũ và không rõ ràng.

Evans cho rằng, nhìn chung các nghiên cứu tăng lên do sự phổ biến của các bài báo, tác giả và các hội nghị. Nhưng bài báo xuất hiện vào tháng bảy trong tạp chí Khoa học kết luận rằng ảnh hưởng của Internet là siết chặt sự nhất trí, đặt ra mối nguy cơ rằng những ý tưởng hay có thể bị bỏ qua và mất đi - đó là mặt trái của việc sử dụng Internet.

Evans cho biết "Người chiến thắng có thể được lựa chọn tình cờ. Điều đó làm mất đi tính đa dạng."

Nghiên cứu này củng cố thêm mối quan tâm của nhiều nhà phân tích Internet rằng sự phát triển của nghiên cứu trực tuyến vừa có lợi, lại vừa có hại. Các công cụ tìm kiếm Internet không mang tính trung lập: chúng có xu hướng ưu tiên những bài mới và phổ biến. Và với sự thất bại của các phương pháp nghiên cứu cũ, sự kém hiệu quả của chúng có thể không mang lại phần thưởng.

Lướt qua báo in hoặc lướt qua hàng tá thông tin có thế khiến người nghiên cứu bỏ qua chủ đề được tìm kiếm nhiều ở PubMed hay PsychInfo [1]. Một vài người nói, cách tìm kiếm cũ có thể cung cấp cho người tìm nhiều kiến thức cơ bản hơn và dẫn đến sự hiểu biết tình cờ khi họ tìm được những bài báo hoặc sách mà họ vô tình tìm được.

Tuy nhiên vẫn có nhiều tranh cãi sôi nổi xung quanh hiệu quả của Internet, và nghiên cứu của Evan đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Vincent Lariviere của trường đại học Quebec - đồng tác giả của một bài viết sắp ra đã tỏ ý nghi ngờ một vài kết luận đó. (Evans dự định tuyên bố phản bác). Một nhà nghiên cứu khác, Carol Tenopir tại trường đại học Tennessee ở Knoxville cho biết bà không nghiên cứu những trích dẫn, nhưng bản khảo sát của bà về phương pháp đọc đã chỉ ra kết quả ngược lại.

Tenopir nói: "Tôi tự tin cho rằng báo điện tử đã mở rộng tầm đọc."

Cuộc tranh cãi này có ý nghĩa quan trọng với giới học giả nhưng nó cũng mang một ý nghĩa quan trọng hơn. Internet ngày càng chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật. Kinh nghiệm hàng ngày ta tích luỹ được, cái ta xem, nghe và đọc; những người ta hẹn hò và cả tình bạn mà ta duy trì được ngày càng được định hình bởi lượng thông tin có được từ Internet, và việc những thông tin đó được chắt lọc như thế nào cho việc sử dụng của từng cá nhân.

Nhiều, nhưng loãng - đó là điều tất nhiên
Ảnh: www.prioritymagazine.com

Bất kể nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều chuyên gia đồng ý rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được tác động ngược lại của việc sử dụng Internet. Dù Web 2.0 có đặc tính tương tác thì nhận thức mơ hồ này để lại nhiều điều tiêu cực hơn chúng ta nhận thấy trong sự kìm kẹp của những thay đổi mạnh mẽ.

"Chúng ta có cơ hội để tối ưu hoá những hiệu quả tích cực và tối thiểu hoá ảnh hưởng tiêu cực. Và chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội đó" - Katrina Kuh, giảng viên luật trường đại học Hofstra nói.

Học thuyết "long tail" về tri thức trên Internet

Chắc chắn những tranh luận xung quanh những vấn đề trên dẫn đến học thuyết "long tail" [2] (cái đuôi dài) của Chris Anderson, chủ biên của tạp chí Wired. Những lập luận của Anderson xoay quanh sự lựa chọn của khách hàng, định vị rằng Internet giảm "hiệu quả siêu phẩm" nơi những khách hàng tập trung lựa chọn một vài sản phẩm lớn và phân tán sự chú ý.

Những người sử dụng Web có thể truy cập tới những cuốn sách, bộ phim và những sản phẩm cũ mà nếu không có Internet thì những sản phẩm này có thể đã không thu hút được sự chú ý của họ, vì những sản phẩm đó theo quy ước chung là không được lưu trữ nếu như không có giá trị.

Theo những học thuyết đó, kết quả là người tiêu dùng có thể thoả mãn sở thích cá nhân của họ hơn là đua theo sở thích chung của nhiều người. Đây là một phần quan trọng trong việc chúng ta xem xét đến tiềm năng dân chủ của Internet: Mỗi người đều tìm thấy vị trí riêng của mình, sự phân cấp bị xoá bỏ và sự đa dạng hoá được thúc đẩy.

Tuy nhiên, trong một bài báo gần đây trên tạp chí Kinh tế Harvard, Giáo sư trường Kinh doanh Harvard Anita Elberse nghi ngờ giả thuyết đó. Kiểm tra doanh số bán DVD và nhạc gần đây, bà thấy có sự tập trung lớn hơn. Ví dụ, từ năm 2000 đến năm 2005, số lượng tiêu đề trong tốp 10% doanh số bán video gia đình hàng tuần giảm đáng kể, hơn 50%. Bài viết của bà kết luận rằng: "Tầm quan trọng của những người bán hàng cá nhân giỏi không hề giảm theo thời gian. Nó đang gia tăng."

Quan điểm này phù hợp với những quan sát của Evans về tri thức và của vài nhà phân tích khác về Internet chung chung. Sự bùng nổ của các tài liệu trực tuyến có hai hiệu quả đối nghịch. Quy mô của lượng thông tin có sẵn mở rộng đáng kể là vậy nhưng hậu quả là cần phải sàng lọc thông tin.

Để làm cho kho kiến thức khổng lồ này có ý nghĩa thì các công cụ tìm kiếm phải đưa ra kết quả theo một vài trật tự nào đó. Những học giả, cũng như những người sử dụng Internet khác dựa vào công cụ để đánh giá kết quả theo hai cách: theo trật tự thời gian ngược lại và theo sự phổ biến. (Ví dụ như thuật toán của Google xem xét số lượng thời gian một trang web được liên kết với những trang web khác.)

Hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội (SSRN), nguồn Internet được sử dụng rộng rãi, đưa ra danh sách của "những bài viết hàng đầu", "những tác giả hàng đầu", "những tổ chức hàng đầu". Một bài có tiêu đề: "Tôi chẳng có gì phải giấu và những sự nhầm lẫn về đời tư" (I"ve Got Nothing to Hide, and Other Misunderstandings of Privacy) của giáo sư luật Daniel J. Solove trường đại học George Washington đã ở tốp dẫn đầu trong vài tháng với tổng số 65.846 lượt tải về. Nếu bạn ấn vào một bài có sẵn, bạn có thể thấy đồ thị mô tả "điểm xếp hạng" của bài viết đó (tổng lượt tải về mới) theo thời gian. Ở nhiều trang web mang tính học thuật thì việc trình bày những bài báo mới nhất trước hết được coi là tiêu chuẩn.

nternet, sẽ không thể nào đáp ứng
lượng tri thức chất lượngnhư sách báo truyền thống

Những công cụ tìm kiếm này rõ ràng có tiềm lực để thúc đẩy nghiên cứu. Sean Franzel, Giáo sư khoa Đức học tại trường đại học Missouri ở Columbia, nghiên cứu ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông khác nhau lên tri thức. Theo kinh nghiệm của ông, nghiên cứu trực tuyến thường mang lại kết quả từ những bài báo nhỏ mà ông chưa từng bao giờ nghĩ là sẽ phải tham khảo đến chúng.

Theo cách này, việc sử dụng Internet "đưa bạn đi xa hơn bạn có thể". Và nhiều người sử dụng Internet quả quyết rằng sự may mắn từ trên mạng là chắc chắn mà còn phổ biến. Chỉ vì các nhà nghiên cứu có thể tình cờ phát hiện nhiều bài báo trong mục lục, họ có thể thấy thích thú nhưng những bài đó lại không trực tiếp liên quan đến những bài dẫn đầu hay những bài có liên quan khác.

Thậm chí những ảnh hưởng thu hẹp mà Evans lập luận cũng có mặt tích cực. Đó là những lợi ích để chia sẽ hiểu biết chung và các luận điểm có liên quan. Theo nghĩa này, sự sàng lọc trực tuyến có thể khôi phục lại văn hoá "nước mát" (water cooler) được coi là bị Internet và những công nghệ khác cướp mất. Trong tri thức, sự hội tụ hỗ trợ cho việc giao lưu và phát triển. Như Evans nói, nó "không quá khác với hiệu quả của việc chia sẻ ngôn ngữ."

Nhưng một vài người quan sát lại nhận thức được sự tổn thất. Theo như Alex Bentley, một nhà nhân loại học tại trường Durham nước Anh, xu hướng này "làm cho các nghiên cứu học giả trở thành một cuộc thi phổ biến. Giả thuyết của tôi là cách chúng ta hiểu ra những ý tưởng gần như trở thành một trào lưu."

Một cách tự nhiên, những bài viết được xếp hạng cao trong danh sách "những bài viết hàng đầu" thường được tải về hơn, một phần vì việc đó dễ dàng nhưng cũng bởi vì vị trí của những bài viết này củng cố cho sự hợp pháp của chúng.

"Khi con người ý thức hơn về sự lựa chọn của người khác, họ thường cấu thành những sự lựa chọn đó vào hành động của họ" - Evans nói. Một nguy cơ là những sự lựa chọn như vậy có thể phóng đại lựa chọn ban đầu vốn có thể là ý kiến tuỳ hứng của một cá nhân.

Một số học giả tiếc nuối những gì mất đi của các nguồn tài liệu được in ấn. Danh mục và nội dung cung cấp một ngữ cảnh trong một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực tại một thời điểm xác định. Sau khi tham khảo chúng, người nghiên cứu phải xem xét đưa ra quyết định tiến hành bước tiếp theo.

Ngược lại, khi tìm kiếm trực tuyến, người nghiên cứu có xu hướng từ đường link này dẫn sang đường link khác như trong một chuyến hành trình giống như "nhảy vào hang thỏ" (a plunge down a rabbit hole) theo như lời của Robert Berring, Giáo sư luật tại trường đại học California tại Berkeley, người nghiên cứu ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông điện tử - "Nếu bạn truy cập đến một chỉ số, một mục lục, bạn có thể nhận thấy môi trường xung quanh nó. Trong bài viết sẽ có rất nhiều dấu hiệu quan trọng."

Chúng ta cần phải làm gì?

Một khả năng là các công cụ tìm kiếm trực tuyến sẽ được phát triển để tương tác với điều đó. Bản thân Evans cũng đang nghiên cứu phát triển một hệ thống sử dụng các phân tích thống kê phức tạp, nhằm tìm kiếm những bài viết bao gồm các câu trần thuật thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý với các câu khác "hơn là sử dụng các bài viết như cái túi đựng chữ" - Evans nói.

Một số chuyên gia nghi ngờ việc sáng kiến công cụ tìm kiếm sẽ sớm được sử dụng rộng rãi. Thay vào đó, họ cho rằng nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân có nhận thức rõ hơn về giới hạn của các công cụ tìm kiếm hiện tại hay không.

Sự cảnh báo này vô cùng quan trọng. Cass Sunstein, Giáo sư tại trường Luật Harvard đã viết về những cách mà Internet có thể có ảnh hưởng đến sự dân chủ, khi con người sử dụng nó cho những ảo tưởng riêng của họ.

Rất nhiều người sử dụng Internet tuỳ biến việc sử dụng những nguồn mới và những thông tin khác theo cách thúc đẩy sự phổ biến của chúng. Có thể lập luận rằng điều này hàm chứa những yếu tố của cả ảnh hưởng thu hẹp lẫn hiệu quả của học thuyết “cái đuôi dài”.

Người Mỹ tìm kiếm những nguồn phản ánh niềm tin cá nhân của họ, phù hợp với quan điểm của Anderson. Nhưng giống với những hiệu quả thu hẹp mà Evans quan sát, các nhóm lớn - tự do và bảo thủ - gặp nhau ở những điểm thảo luận khác nhau dẫn đến các phiên bản không được công nhận chung của sự thật.

Bài học chung rút ra từ những hiện tượng này là phải hiểu rõ rằng những công cụ mà chúng ta sử dụng ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách mà ta không nhận thức hết được. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta nên luôn luôn tìm kiềm những cách tìm kiếm mới.

(Theo Nguyễn Tuyến//Rebecca Tuhus-Dubrow//TuanVN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Ba sai lầm đáng nhớ nhất của Warren Buffett
  • Giảm giá khi nền kinh tế suy thoái: Chiến thuật sai lầm
  • Kinh doanh Casino, liệu có cạnh tranh nổi không?
  • Nước Mỹ đang giết chết cỗ máy sáng tạo của chính mình?
  • Hội nhập kinh tế - Chuyện của mọi người
  • “Ông chủ” !?
  • Thời nguy khốn của các “đại gia” Nhật Bản
  • Những công ty Mỹ “mất giá” nhất thập kỷ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com