Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghệ cao của Mỹ đang đuối sức?

Theo Gary Pisano and Willy Shih, nước Mỹ đã hay chính xác hơn là đang mất dần khả năng sản xuất những sản phẩm hiện đại. Hoạt động thuê ngoài phạm vi quốc gia có thể đã gây suy giảm nghiêm trọng đối với các năng lực chung phục vụ các ngành công nghệ cao?

Nhưng đó chỉ là một giả thuyết gây nhiễu loạn sử dụng nhiều dữ liệu mang tính chủ quan để nói về những sản phẩm công nghệ cao không còn được sản xuất tại Mỹ. Nếu ai đó đã lo lắng cho tính cạnh tranh toàn cầu của các ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ trong nhiều năm qua, thì bài phân tích ấy thật sự làm người ta giật mình - nhưng không hoàn toàn thuyết phục.

Điểm qua các dữ liệu gần đây về thị trường toàn cầu, có thể thấy có một đánh giá nhiều sắc thái và lạc quan hơn: Nước Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong trong thị trường các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao trên toàn cầu. Và khi đã giảm được chi phí và giá thành nhờ thuê ngoài quá trình sản xuất các thành phần "thượng tầng"[1] tại những cơ sở có chi phí thấp hơn ở nước ngoài, các công ty của Mỹ có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của mình đối với các sản phẩm "hạ tầng" có giá trị gia tăng cao.

Theo báo cáo về các chỉ số khoa học và kỹ thuật mới nhất của OECD, xét về doanh thu từ các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nước Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường toàn cầu về các dịch vụ hàm lượng tri thức cao (kinh doanh, truyền thông, tài chính, giáo dục và y tế) và các ngành công nghiệp sản xuất kỹ thuật cao (hàng không, máy tính và thiết bị văn phòng, thiết bị truyền thông, dược phẩm và các công cụ phục vụ khoa học).


Ảnh: affinia.com

Trong giai đoạn 1995 - 2005, nước Mỹ vẫn duy trì được 40% thị phần toàn cầu về những dịch vụ hàm lượng tri thức cao và 35% thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và có 4 ngành nghề liên tục dẫn đầu thế giới. Thật vậy, dù đồng đôla tăng giá khá nhiều và các thị trường mới nổi phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1995-2005, nước Mỹ vẫn gia tăng thị phần toàn cầu của mình trong tất cả các lĩnh vực trừ ngành công nghiệp hàng không.

Thị phần trong ngành thiết bị truyền thông của Mỹ tăng hơn 20% trong khi thị phần của Nhật lại rơi tự do, đồng thời nước Mỹ cũng gia tăng gấp đôi thị phần trong ngành máy tính và thiết bị văn phòng dù nước này bị Trung Quốc qua mặt vào năm 2003.

Sự gia tăng thị phần trong ngành máy tính và thiết bị văn phòng, từ 2% vào năm 1995 lên 46% vào năm 2005, là rất ấn tượng, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã nắm được bí quyết sáng tạo của Mỹ trong lĩnh vực này hay những lĩnh vực khác. Các sản phẩm xuất khẩu được xem là kỹ thuật cao của Trung Quốc xem ra có kỹ thuật không cao và có vẻ không phải của Trung Quốc: 80%-90% hàng xuất khẩu kỹ thuật cao của Trung Quốc bắt nguồn từ các công ty mà một phần hay toàn bộ quyền sở hữu thuộc về nước ngoài, đa số là Mỹ và Nhật, và 95% là hàng gia công, các thành phần công nghệ cao thì lại được sản xuất ở đâu đó và nhập khẩu vào Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 35% phần giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của mình - và thậm chí còn ít hơn thế đối với những sản phẩm xuất khẩu công nghệ cao được bán dưới thương hiệu của các công ty công nghệ cao của Mỹ như Apple, Microsoft và HP.

Pisano và Shih lập luận rằng bản sắc dân tộc là một điều gì đó không mấy ý nghĩa ở các công ty công nghệ cao - nghĩa là đối với năng lực sáng tạo của nước Mỹ, vai trò của các tập đoàn đa quốc gia (MNC) của Mỹ và các MNC nước ngoài đều như nhau. Nhưng, các con số lại nói khác.

Theo nghiên cứu của Matthew J. Slaughter, Trường kinh doanh Dartmouth's Tuck, vào năm 2007, các MNC có trụ sở tại Mỹ chiếm 19% số lượng việc làm của khu vực tư, 25% sản lượng của khu vực này, 31% đầu tư, 48% kim ngạch xuất khẩu, 37% kim ngạch nhập khẩu, và một con số hết sức ấn tượng, 74% chi tiêu của nước Mỹ cho hoạt động R&D trong doanh nghiệp.

Các MNC có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất, chiếm 61% giá trị gia tăng và 49% lượng việc làm của ngành sản xuất Mỹ. Và trong ngành sản xuất, vai trò của chúng lại càng quan trọng hơn đối với các ngành công nghệ cao khi chiếm đến 83% giá trị gia tăng của lĩnh vực sản xuất máy tính và đồ điện tử, 76% của thiết bị vận chuyển, 73% của hóa chất/dược phẩm, và 49% của các thiết bị, ứng dụng và cấu phần điện tử.

Và dù vẫn thực hiện thuê ngoài nhưng phần lớn hoạt động của các MNC Mỹ vẫn diễn ra tại quê nhà: họ mua 89% nguyên liệu đầu vào trung gian từ các công ty khác ở Mỹ và các cơ sở hoạt động của những tập đoàn này tại Mỹ chiếm đến 70% tổng lượng việc làm, 72% tổng sản lượng, 75% tổng vốn đầu tư và 87% tổng chi tiêu cho R&D của chúng trên quy mô toàn cầu.

Những con số này chưa hề sụt giảm trong suốt thập niên qua. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy các hoạt động tại nước ngoài của những MNC Mỹ này - dù với mục đích cắt giảm chi phí cho chuỗi cung ứng hay phục vụ khách hàng ngoài nước - đều có tác dụng làm gia tăng, chứ không làm yếu đi, hoạt động của công ty tại Mỹ.

Theo nghiên cứu gần đây của Mihir A. Desai và C. Fritz Foley ở Trường kinh doanh Harvard, và James R. Hines Jr. ở Trường luật Ann Arbor thuộc ĐH Michigan, các khoản đầu tư và lượng việc làm mà các MNC của Mỹ tạo ra ở trong và ngoài nước luôn di chuyển song hành cùng nhau.

Sau cùng, các dữ liệu không cho thấy nước Mỹ đã mất năng lực sáng tạo của mình hay việc thực hiện thuê ngoài công đoạn sản xuất ở những nơi có chi phí thấp hơn đã làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của các công ty công nghệ cao ở Mỹ - ít nhất là chưa.

(Theo Hoàng Đăng //Laura D'Andrea Tyson//Tuần Việt Nam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Công ty BVI: anh là ai?
  • Tiết kiệm năng lượng trong các toà nha : Hướng tới mô hình “toà nhà xanh”
  • Mỹ phẩm Việt: Cần một hướng đi riêng
  • Nintendo xô đổ kỷ lục bán PS2 của Sony?
  • Avatar thổi niềm tin vào triển vọng lợi nhuận News Corp
  • Kinh doanh mùa World Cup: Banh chưa lăn, tivi đã chạy
  • YouTube vượt mốc 2 tỷ lượt xem mỗi ngày
  • HP lãi to nhờ máy tính cá nhân bán tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com