Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những tấm gương tốt trong suy thoái

Thật khó mà tìm thấy những điểm sáng trong nền kinh tế đang ngày càng ảm đạm nhưng chúng thực sự có tồn tại.

Trong số những công ty lớn, IBM và Procter & Gamble là những điểm sáng đó. Doanh thu của IBM đã đạt mức dự kiến; P&G cũng có một công việc kinh doanh sinh lời và đã thành công trong việc mua lại Gillette. Tại sao những công ty này và một số công khác lại làm ăn hiệu quả trong thời điểm này? Bởi vì họ đã đưa ra những thay đổi quan trọng trước khi khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.

Điều này bao gồm, ví dụ với hai công ty trên, một sự tái nhấn mạnh vào giá trị và đạo đức. Những người tồn tại được qua cuộc suy thoái này sẽ là những mô hình kiểu mẫu cho một hoạt động kinh doanh mới có trách nhiệm xã hội hơn. Đó sẽ là điều được nghĩ đến đầu tiên trong các hoạt động kinh doanh chứ không phải là phần bổ sung thêm hoặc chợt được nghĩ ra.

Chúng ta có thể nhìn vào những mô hình tích cực để tìm lại nguồn cảm hứng. Ảnh: Corbis

Điều đó là tốt bởi vì hầu hết những phát giác về những hành động xấu, từ Bernard Madoff đến các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ, luôn luôn khiến mọi thứ rối loạn. Đó cũng là lý do khiến sự tự tin của các lãnh đạo doanh nghiệp tụt xuống đáy.

Có mô hình vai trò kiểu mẫu tích cực trong những công ty lớn được mua từ vô số các công ty cung cấp nhỏ có thể có tác động đến toàn nền kinh tế để đem lại một chút hy vọng nào đó, đặc biệt nếu như hoạt động của họ có sự cạnh tranh.

Tìm kiếm những hình mẫu - không chỉ là những điểm chuẩn - là một cách để tìm thấy phần nổi trong suy thoái. Đây là sự đối ngẫu trực giác bởi vì sự giảm dần hoặc mất phương hướng có xu hướng đẩy mọi người và các công ty rút lui và trở nên tách biệt - giống như sự thất vọng có thể làm cho người ta nằm bẹp trên giường thay vì đối mặt với thế giới.

Thêm một chút thời gian, coi như là nghỉ giữa lúc làm việc mệt mỏi, chúng ta có thể nhìn vào những mô hình tích cực, dù là gần đây hoặc là trong lịch sử để tìm lại nguồn cảm hứng.

Thời điểm của sự hoài nghi, yếm thế có thể sáng sủa hơn bằng việc tập trung vào một số vị anh hùng. Và bởi vì mỗi câu chuyện thành công lại là một câu chuyện về sự kiên trì bất chấp mọi trở ngại, những bài học rút ra có thể được áp dụng vào tình huống của chính chúng ta như một nguồn cảm hứng và những lời khuyên thực tế.

Một trong những điều mà những người anh hùng, cả những người lãnh đạo và các cá nhân, đều có chung là ý thức về việc phải để lại một dấu ấn tích cực trên thế giới. Họ không ngừng ý thức về điều đó chỉ bởi vì mọi việc đột nhiên trở nên khó khăn. Điều này khuyến khích sự sáng tạo của họ, đem lại sự sáng tạo có giá trị trong thời điểm suy thoái và thúc đẩy các nỗ lực. Công việc của họ thực sự hiệu quả.

Tôi nghĩ đến việc làm thế nào Nelson Mandela tồn tại suốt 27 năm trong tù trước khi trở thành nhà vị tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ tại Nam Phi. Ông chưa bao giờ quên rằng ông là nhà lãnh đạo của một phong trào và rằng nhiều người khác trông chờ vào ông. Ông điều hành một trại đào tạo trong khi bị giam giữ cho những người chống đối chỉ bị giam giữ trong thời gian ngắn hơn.

Một vị anh hùng khác là Michael Brown, tổng giám đốc điều hành của City Year, người thành lập tổ chức phi lợi nhuận này cùng với Alan Khazei. City Year huy động những người ở độ tuổi từ 17 đến 24 hoạt động một năm vì dịch vụ quốc gia, chủ yếu ở những trường công có nhiều thiệt thòi như một nhóm người hoạt động hoà bình đô thị.

Mục tiêu của City Year là giảm tỷ lệ nghỉ học không chỉ mang lại cho tổ chức một nhiệm vụ lớn hơn là tuyển dụng người trẻ tuổi để làm việc mà còn thu hút sự ủng hộ của công chúng tại thời điểm khó khăn. Còn tốt hơn thế là sự hợp tác với tạp chí Time đã mang lại cho tổng biên tập của tạp chí này giải thưởng người quản lý của năm cùng với Brown và Khazei cho dịch vụ quốc gia tuyệt vời.

Điều này làm đem lại cho nhân viên trong Time, cánh chim đầu đàn trong ngành công nghiệp truyền thông cảm giác rằng những nỗ lực của họ để giúp cho sự tồn tại của tờ tạp chí rất quan trọng, không chỉ với những cổ đông mà với nước Mỹ.

Điều này đưa tôi quay trở lại với hai công ty IBM và P&G. Trong cả hai công ty, nhận thức về trách nhiệm xã hội gắn liền với trách nhiệm kinh doanh giúp cho mọi người tập trung vào sự quan trọng của công việc của họ để giải quyết các vấn đề xã hội. Sự đổi mới là kết quả có được giúp các công ty này trong những thời điểm khó khăn cũng như trong lúc thuận lợi.

Tại Brazil, P&G tập trung vào việc đáp ứng được những nhu cầu của các khách hành có thu nhập thấp, là mảng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế - giúp cho những người sáng tạo phát triển một loạt các sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp, thể hiện những đặc điểm tốt nhất có liên quan đến việc gia tăng thị phần và lợi nhuận đáng kể trước khi suy thoái.

Họ trở thành những mô hình mẫu mực trên toàn cầu cho những nước nghèo. Giờ đây, trong khi suy thoái, những sản phẩm như vậy giúp các công ty tìm được khách hàng trong những thị trường đã bão hoà không còn có thể chi trả thêm cho những thuốc giặt tẩy hoặc máy giặt giá cao.

Chắc chắn, P&G cũng là một doanh nghiệp kinh doanh, cũng như IBM và TimeWarner. Nhưng cách mà họ nhấn mạnh vào trách nhiệm xã hội và thực sự đã làm điều gì đó vì trách nhiệm đó đã tạo ra cơ sở cho một nền kinh tế mạnh khoẻ hơn. Đó là một nền tảng giúp chúng ta vượt qua cuộc suy thoái nghiêm trọng này.

(Theo NguyễnTuyến //Rosabeth Moss Kanter//TuanVN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Sự quyến rũ ngọt ngào của Nestlé Club
  • Châu chấu đá xe?
  • Thị trường đồ ăn nhanh: Ngoại lấn nội
  • 200 nhà sản xuất tìm hiểu việc đưa hàng vào Metro
  • FPT - 05 tháng đầu năm lãi 776 tỷ đồng
  • Toyota bị các hãng xe dùng tiền “câu” khách
  • Bài học từ vụ bê bối tại Ngân hàng Societe Generale
  • JAL vẫn tiếp tục loay hoay trong vòng quay lỗ-lãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com