Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài học từ vụ bê bối tại Ngân hàng Societe Generale

Jerome Kerviel - một nhân viên môi giới tài chính - đã làm nên một cơn địa chấn trong ngành ngân hàng và cả nước Pháp.

Điều gì khiến Jerome Kerviel làm vậy và bài học được rút ra sau sự việc này là gì? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua cách nhìn nhận của Gill Corkindale và một số độc giả của HBO.

Sự kiện không ngờ

Sự việc vỡ lở - Ai là người có lỗi ở đây?
Ảnh: theage.com.au

Cả nước Pháp bị chấn động và kinh hoàng: Tháng 1/2008, Jerome Kerviel - nhân viên môi giới tài chính 31 tuổi - đã bị Societe Generale (là một trong ba ngân hàng lớn nhất nước Pháp) tố giác về việc đã gây tổn thất 4.9 tỷ Euro khiến cho ngân hàng này rơi vào tình trạng khốn đốn.

Tuy nhiên, rất có thể sẽ có một cú lội ngược dòng ngoạn mục: Kerviel hiện đang trốn tránh luật sư của mình và phải đối mặt với dư luận quanh câu chuyện của anh ta và những lời đồn đại liên quan đến danh sách những người có liên quan nhiều nhất đến cuộc đời anh ta.

Kerviel, người bị tình nghi dính dáng tới vụ lừa đảo thương mại lớn nhất trong lịch sử hiển nhiên sẽ phải hứng chịu sự chỉ trích từ những ông chủ của mình.

Daniel Bouton - Tổng Giám đốc Điều hành SocGen - gọi Kerviel là “kẻ lừa đảo vĩ đại”. Ngân hàng đã miêu tả Kerviel là kẻ tuỳ tiện xảo quyệt vì đã qua mặt các ông chủ, tự mình đặt cược một số tiền cực lớn mà không bị phát hiện.

Tuy nhiên, khi câu chuyện vỡ lở thì mới biết rõ ràng là quy trình quản lý của ngân hàng này có vấn đề trầm trọng. Những ông chủ của Kerviel có thể đã biết nhiều hơn về những giao dịch của Kerviel so với những gì họ thừa nhận ban đầu.

Có vẻ như anh ta gây được sự chú ý của đồng nghiệp vào hành động của mình và đợt kiểm tra nội bộ cuối tháng 11 cho thấy anh ta đã thực hiện nhiều thương vụ mạo hiểm với lượng tiền lớn.

Các luật sư của Kerviel cho biết anh ta đã không thừa nhận hành vi không trung thực nhưng lại thừa nhận việc mình là người phải giơ đầu chịu trận thay cho ngân hàng, do những ông chủ của anh ta đã biết điều gì xảy ra.

Kerviel đã cung cấp cho nhân viên điều tra tên của các môi giới viên khác đã không tuân theo những quy định về lượng tiền được phép thực hiện giao dịch và anh ta cũng khẳng định mục đích duy nhất của mình là kiếm tiền cho ngân hàng.

Kerviel nói rằng anh ta đã làm lợi cho ngân hàng 1 triệu Euro và sẽ đáng lẽ sẽ còn kiếm nhiều hơn thế nếu như ngân hàng không bán tháo những giao dịch của anh ta.

Ở Pháp, những cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp diễn. Keviel đã nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại sau khi bị cáo buộc là lợi dụng lòng tin và giả mạo thay vì tội lừa đảo.

Tổng thống Pháp - Nicolas Sarkozy - cho biết ông hy vọng Daniel Bouton sẽ không trốn tránh trách nhiệm của mình trong khi các cổ đông của ngân hàng đang xúc tiến vụ kiện có liên quan đến các giao dịch cổ phiếu nội bộ của SocGen.
 

Theo phong cách Gallic (phong cách Pháp), những người ủng hộ Keviel đã khởi kiện các nhân viên ngân hàng để bảo vệ anh ta. Họ khẳng định rằng anh ta cũng chỉ là nạn nhân của một vụ bưng bít cho “sự yếu kém của một số lãnh đạo, những người đang điều hành”.

Keviel giờ đây lại còn được ca ngợi là “CheGuevara của tài chính” và là “James Bond của SocGen” vì những khám phá táo bạo của mình.

... và những điều cần giải đáp

Vậy những bài học được rút ra sau sự việc này là gì?
Và ai là người cần phải rút ra bài học đó?
Ảnh: nfb.ca


Có lẽ không ai biết rõ sự việc sẽ còn đi đến đâu, nhưng thực sự nó đã tiết lộ những bài học quý giá cho những nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà kinh tế học, nhà lập pháp, nhà đầu tư và cả những nhân viên làm thuê… Điều tôi muốn nói ở đây là SocGen chỉ là ngân hàng đầu tiên bị vạch trần như vậy.

Đồng thời dưới đây là những điều vướng mắc cần được trả lời thoả đáng:

  • Cá nhân các Tổng giám đốc điều hành, Chủ tịch tập đoàn chịu trách nhiệm đến đâu cho những hành động của nhân viên của mình?
  • Với tư cách là Tổng giám đốc điều hành, họ đảm bảo như thế nào cho việc những thông tin quan trọng được chuyển tới họ từ những cấp dưới hoặc những nhân sự cấp cao?
  • Với tư cách là người quản lý, họ có thể làm được gì khi mối quan tâm của họ đến những điều sai trái trong công ty lại không được chú ý đến
  • Liệu một cá nhân có phải chịu hình phạt do phải thực hiện các mệnh lệnh “ngầm” theo lệnh của cấp trên?
  • Liệu họ có hoàn toàn tin tưởng đồng nghiệp của mình và giao bớt trách nhiệm công việc cho đồng nghiệp khi mà điều đó có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của chính họ không?
  • Sức mạnh nào khiến cho một cá nhân hay một nhóm người có ảnh hưởng (hoặc thay đổi văn hoá) đến một tổ chức mà động lực duy nhất của tổ chức đó là lợi nhuận?
  • Lĩnh vực ngân hàng có thể quy định như thế nào về những hoạt động của họ?
  • Hiệu quả trực tiếp đối với kinh tế toàn cầu của những hoạt động đó?
  • Những hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến lòng tin của cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên của SocGen và các ngân hàng khác như thế nào?

Có rất nhiều quan điểm và thắc mắc cần được giải đáp, ít nhất là điều gì đã khiến cho “solitary Mr Average” (TD: Một người sống cô đơn bình thường) theo như tiêu đề của bài báo lại thực hiện những giao dịch đó? Kết quả của hành động đó với Kerviel và ông chủ cũng như đồng nghiệp cũ của anh ta là gì?

Theo báo VietNamNet

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • JAL vẫn tiếp tục loay hoay trong vòng quay lỗ-lãi
  • World Cup - Cơ hội của quán nghèo
  • FPT lãi 776 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm
  • Nằm giữa mà vẫn... lạnh!
  • Sáng tạo giá trị cộng đồng trong khủng hoảng kinh tế
  • Mạng xã hội Twitter - có đe dọa đến tự do ngôn luận?
  • Mua bán online: Khách hàng chưa là "thượng đế"
  • Giữ niềm tin trong giai đoạn khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com