Sở hữu những món đồ đắt giá và lối sống vương giả gần như là chuyện đương nhiên của tầng lớp tỷ phú trên thế giới. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết chi phí tốn kém mà họ phải bỏ ra để duy trì những thứ “đồ chơi” này.
Hãng tin CNN đã liệt kê 9 mặt hàng và dịch vụ mà ai thuộc tầng lớp thượng lưu cũng đều muốn sở hữu.
1. Du thuyền
Giá mua: 6,750 triệu USD Chi phí vận hành hàng năm: 1,025 triệu USD
Mức giá 6,7 triệu USD cho du thuyền có chiều dài gần 40m đã qua sử dụng này có thể được xem là giá hời.
Tuy nhiên, chi phí để vận hành chiếc du thuyền này lên tới trên 1 triệu USD mỗi năm, trong đó có 145.000 USD thuê thuyền trưởng, 70.000 USD thuê thuyền phó, 55.000 USD thuê đầu bếp, 35.000 USD thuê phục vụ, 180.000 USD tiền mua nhiên liệu, 240.000 USD tiền bến đỗ, 300.000 USD phí bảo hiểm…
2. Máy bay phản lực tư nhân
Giá mua: 50,5 triệu USD Chi phí vận hành hàng năm: 2,5 triệu USD
Chiếc Gulfstream G550 là một trong những loại máy bay phản lực tầm xa được săn lùng nhiều nhất. Không chỉ được sử dụng cho các doanh nghiệp, loại máy bay này còn rất phổ biến trong giới nhà giàu.
Tuy nhiên, nếu được sử dụng thường xuyên, chiếc máy bay này sẽ “đốt” của chủ nhân mỗi năm số tiền xăng lên tới 1 triệu USD. Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm, phí sân bay… sẽ ngốn thêm khoảng 1 triệu USD nữa.
Do sở hữu một chiếc máy bay phản lực riêng tốn kém tới vậy, nên nhiều người giàu đã chọn cách sở hữu một phần máy bay hoặc mua các thẻ bay trả trước tính tiền theo giờ. Nhưng những cách này cũng chẳng giúp họ tiết kiệm bao nhiêu, chẳng hạn mức giá cho một chuyến đi 2 người bằng máy bay phản lực từ Mỹ tới Rome, Italy, cũng đã tốn tới 180.000 USD.
3. Máy bay trực thăng
Giá mua: 6,5 triệu USD Chi phí vận hành hàng năm: 1 triệu USD
So với một chiếc máy bay phản lực tư nhân thì một chiếc máy bay trực thăng có giá cả phải chăng hơn rất nhiều.
Chủ của một chiếc trực thăng có thể sẽ vẫn phải đi các chuyến bay thương mại, nhưng ít nhất sẽ không phải đi ôtô tới sân bay.
Bên cạnh đó, chi phí vận hành cũng không đến mức quá tốn kém. Chiếc Bell 430 ở hình bên là một chiếc trực thăng hàng đầu dành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiêu tốn 200.000 USD tiền xăng mỗi năm, cộng thêm 335.000 USD phí bảo dưỡng, 216.000 USD lương phi công, 150.000 USD phí đậu đỗ và bảo hiểm.
4. Xe hơi xịn kèm tài xế
Giá mua: 380.000 USD Chi phí vận hành hàng năm: 70.000 USD trở lên
Riêng tiền phí garage cho một chiếc ôtô hạng sang ở khu trung tâm Manhattan, New York, Mỹ, cũng lên tới 8.000 USD/năm, nhiều hơn số tiền mà phần lớn người Mỹ trả tiền mua xe trả góp hàng năm.
Ngoài ra, một chiếc xe như chiếc Rolls Royce Phantom giá 380.000 USD sẽ phải gánh thêm mức phí bảo hiểm 8.400 USD mỗi năm, chưa kể phí bảo dưỡng, tiền sửa chữa… Bên cạnh đó, tiền thuê tài xế sẽ dao động từ 55.000 - 60.000 USD/năm, chưa kể tiền phụ cấp, làm thêm giờ.
5. Đảo tư nhân
Giá mua: 55 triệu USD Chi phí vận hành hàng năm: 200.000 USD trở lên
Hòn đảo rộng hơn 275 hectare ở Bahamas này bao gồm cả sân bay trực thăng, một khu nhà chính 7 phòng ngủ và hai ngôi nhà dành cho người giúp việc.
Trong chi phí cho việc sở hữu một hòn đảo này, ít nhất phải có có tiền lương trả cho một kỹ sư điện để chạy hệ thống điện nước, hai người làm vườn…
Chi phí vận hành có thể vượt mức 1 triệu USD đối với những hòn đảo có ngôi nhà lớn hơn.
6. Đầu bếp riêng
Tiền thuê hàng năm: 80.000 - 150.000 USD
Sở hữu một bếp riêng để có được những món ăn hấp dẫn là điều tuyệt vời, nhưng để có được sự phục vụ này, số tiền phải bỏ ra là 80.000 - 150.000 USD mỗi năm để trả lương, chưa kể các chế độ khác.
Tuy nhiên, đội ngũ phục vụ của một ông chủ giàu có không chỉ bao gồm đầu bếp.
Lương để trả cho một trợ lý dao động từ 65.000 - 120.000 USD/năm, lương của một vú em là 50.000 - 80.000 USD, một cô hầu gái là từ 40.000 - 70.000 USD, một nhân viên quản lý bất động sản là 75.000 - 90.000 USD…
7. Kỳ nghỉ
Chi phí cho một kỳ nghỉ kéo dài 12 ngày ở châu Âu là hơn 36.000 USD, chưa kể tiền vé máy bay và chi tiêu ngoài.
Giá phòng một đêm tại phòng Hoàng gia thuộc khách sạn Ritz-Carleton, London, là 5.863 USD.
Tuy nhiên, nếu thuộc tầng lớp giàu có, thì một vài chuyến du lịch như vậy mỗi năm là chuyện bình thường.
8. Câu lạc bộ golf
Phí gia nhập: 500.000 USD Giá thẻ thành viên mỗi năm: 25.000 USD
Tại câu lạc bộ golf Liberty National cách tượng đài Nữ thần Tự do không xa ở Mỹ, phí gia nhập là nửa triệu USD, chưa kể phí thành viên 25.000 USD mỗi năm.
Tuy nhiên, câu lạc bộ này giới hạn số thành viên ở mức 200, nên không ai phải chờ để đợi đến lượt chơi.
Ngoài ra, câu lạc bộ còn có sẵn du thuyền để chở các tay golf từ Manhattan tới và đưa về. Còn nếu muốn đi nhanh hơn, các thành viên có thể chọn cách đi trực thăng của câu lạc bộ.
9. Thời trang nhà thiết kế
Chi phí hàng năm: 100.000 USD
Giới siêu giàu chi ít nhất 50.000 USD cho trang phục mỗi mùa, trong đó một bộ vest nam hiệu Tom Ford hay Kiton đã có giá từ 7.000 - 10.000 USD, một chiếc đồng hồ nam cao cấp tiêu tốn trên 100.000 USD.
Đồ của nữ thậm chí còn đắt đỏ hơn, như một chiếc váy dự tiệc có giá trên 20.000 USD, mỗi lần cắt và nhuộm tóc có giá 7.000 USD.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
6 tháng đầu năm nay, hoạt động thương mại điện tử ở Trung Quốc, thị trường web lớn nhất thế giới với 420 triệu cư dân mạng, đã tăng tới 60% so với cùng kỳ năm trước, do ngày càng có nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư tham gia mua bán trực tuyến.
Tin mới nhất là General Motors (GM) vào ngày 17.8 đã nộp hồ sơ về cổ phiếu phát hành lần đầu (IPO) lên uỷ ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC). Theo kế hoạch, GM sẽ chính thức phát hành IPO vào trước tháng 11.2010.
Kinh tế Mỹ mạnh là nhờ sản sinh ra rất nhiều doanh nhân giỏi. Nhưng chính thái độ của người tiêu dùng Mỹ - sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới nhanh hơn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới - là nhân tố quan trọng nhất đối với doanh nhân và những cải tiến của họ tại Mỹ.
Sự nghiệp của một đời người gói gọn trong hai lựa chọn: làm thuê hoặc làm chủ. Mỗi lựa chọn đem đến cơ hội và thách thức riêng. Không có lựa chọn tốt hay xấu, mà chỉ là lựa chọn phù hợp với giá trị bản thân, niềm vui và lẽ sống của bạn.
Hàng loạt trung tâm thương mại đã được khai trương tại TP.HCM, thế nhưng để tìm thuê được một gian hàng ở những nơi này không đơn giản chút nào. Bởi ngoài vấn đề giá cao, người thuê phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác như: mặt hàng, mẫu mã, bao bì...
Tạp chí PC World dẫn báo cáo của công ty phần mềm bảo mật McAfee cho biết, số lượng malware (phần mềm độc hại) mới sinh ra để phá hoại máy tính và đánh cắp mật khẩu người dùng có khả năng đạt mức kỷ lục trong 6 tháng đầu năm nay.
Sau 1 năm dẫn dắt General Motors (GM) vượt qua khó khăn, Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của hãng từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vào cuối năm nay.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.