Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rời rạc trong liên kết nhà mạng

Ví điện tử MoMo mới chỉ nạp được tiền cho thuê bao trả trước của VinaPhone và MobiFone
Về lý thuyết, dịch vụ ví điện tử MoMo của VinaPhone có thể kết nối được với tất cả các nhà mạng, nhưng thực tế, vấn đề còn phụ thuộc vào “điều kiện kỹ thuật”.
 
Dịch vụ ví điện tử MoMo mới được VinaPhone khai trương nhằm cung cấp thêm tiện ích cho các thuê bao điện thoại di động và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng Kinh doanh -Tiếp thị của VinaPhone, dịch vụ này được xem là cánh tay nối dài của các ngân hàng và không phải là dịch vụ cạnh tranh với các dịch vụ khác của ngân hàng.

Với ví điện tử MoMo, thuê bao VinaPhone có thể thực hiện các dịch vụ tài chính mọi lúc, mọi nơi thông qua chiếc điện thoại di động của mình. Tuy nhiên, tại thời điểm khai trương, ví điện tử MoMo chỉ có thể nạp tiền được cho thuê bao di động trả trước của VinaPhone và người anh em cùng mẹ là MobiFone.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư về thời điểm có thể sử dụng ví điện tử MoMo để nạp tiền cho các thuê bao trả trước của các mạng di động khác, ông Tú cho biết, về mặt lý thuyết, có thể sử dụng ví điện tử MoMo để nạp tiền cho thuê bao trả trước của tất cả các mạng, nhưng việc này còn phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật và VinaPhone sẽ tiếp tục làm việc với các nhà mạng khác.

Liệu VinaPhone có thể đàm phán được với các nhà mạng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng ví điện tử MoMo, khi mà các nhà mạng vẫn đang nhìn nhau để phát triển?

Câu trả lời có thể rút ra từ dịch vụ cung cấp kết nối Internet di động qua thiết bị USB của các nhà mạng hiện nay. Tất cả các nhà mạng đều cung cấp dịch vụ này với các tên khác nhau, như Mobile Broadband (VinaPhone), Fast Connect (MobiFone), DCom 3G (Viettel)..., nhưng khách hàng mua thiết bị của nhà mạng nào thì chỉ có thể sử dụng dịch vụ do chính nhà mạng đó cung cấp.

Hay cũng có thể lấy câu chuyện thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp viễn thông để trả lời cho câu hỏi trên. Đầu năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông dự định sẽ hoàn tất thủ tục thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp viễn thông và chính thức ra mắt vào quý II/2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc thành lập Hiệp hội vẫn dừng lại ở ý tưởng. Mặc dù các doanh nghiệp đều “đồng tâm” cho rằng, cần thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp viễn thông để có tiếng nói chung và giải bài toán cạnh tranh không lành mạnh, nhưng sự “hiệp lực” để cho ra đời Hiệp hội lại là chuyện “hãy đợi đấy”.

Cái khó của việc thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp viễn thông là thiếu người cầm trịch. Một số hiệp hội khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã ra đời đều có người cầm trịch rõ ràng. Chẳng hạn, Hiệp hội Internet Việt Nam, với người cầm trịch là ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC. Sở dĩ VDC có thể cầm trịch được Hiệp hội Internet Việt Nam là vì doanh nghiệp này hiện nắm trên 70% thị phần dịch vụ Internet của Việt Nam. Hay như sự ra đời của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), với người cầm trịch là ông Trương Gia Bình, lãnh đạo FPT, Công ty mẹ của FPT Software - đơn vị được xem là đứng đầu về xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Trong khi đó, với lĩnh vực viễn thông, Viettel và VNPT có thể nói là ngang tài, ngang sức, nên không dễ tìm được người cầm trịch hay tìm được sự đồng thuận.

(Theo Báo đầu tư)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tiêu thụ xăng dầu nội: Đầu xuôi, đuôi chưa lọt
  • Phân khúc thị trường nào cho giới trẻ Việt Nam?
  • GM thu về 20,1 tỷ USD từ đợt IPO “khủng”
  • Boeing và cuộc chinh phục bầu trời
  • Volkswagen chi 71 tỷ USD để “đấu” với Toyota
  • Lợi nhuận của Dell tăng hơn gấp đôi trong quý ba
  • Thời trang mùa đông: “Made in Vietnam” lên ngôi
  • Cuộc đua di động gặp thách thức mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com