Công ty sáng chế NTP (Mỹ) từng thắng kiện hơn 600 triệu USD của nhà sản xuất Blackberry, cho biết, họ đã gửi đơn kiện sáu nhà sản xuất smartphone khác vi phạm sáng chế.
Cụ thể, NTP kiện sáu nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, gồm Apple Inc., Google, Microsoft, HTC, Motorola, và LG Electronics, vì vi phạm phát minh gửi e-mail cho điện thoại cầm tay của hãng, tương tự trường hợp vụ kiện nhà sản xuất Blackberry, RIM.
NTP cho rằng các tập đoàn trên vi phạm tám phát minh liên quan đến tính năng gửi e-mail thông qua mạng không dây, về cả mặt thiết kế phần mềm hoặc phần linh kiện tùy thuộc vào sản phẩm của sáu nhà sản xuất trên.
NTP do nhà sáng chế Thomas Campana đồng sáng lập với luật sư Don Stout, đã sử dụng công nghệ gửi e-mail từ đầu những năm 1990, tuy nhiên chưa bao giờ thương mại hóa công nghệ này. Ông mất năm 2004.
Giờ đây, NTP phải đối mặt với điều kiện luật pháp mới, khó khăn hơn so với vụ kiện RIM trước đó - Alexander Poltorak, CEO tập đoàn General, tổ chức đại diện cho quyền lợi các công ty nhỏ và cá nhân trước những tập đoàn lớn, cho biết.
Theo đơn gửi lên tòa án, những sản phẩm sử dụng sáng chế của NTP gồm iPhone, iPad, phần mềm hệ thống và dịch vụ thông tin MobileMe. Đối với nhà sản xuất Đài Loan HTC, sản phẩm mới nhất EVO 4G cũng liên đới tới sáng chế e-mail, tương tự Nexus của Google.
Google và Microsoft không trực tiếp sản xuất smartphone, nhưng NTP kiện vì những phần mềm mà các hãng này cung cấp cho phía nhà sản xuất điện thoại.
Năm 2006, chủ tọa phiên tòa xét xử vụ kiện của NTP đối với RIM, phán quyết RIM phải bồi thường 612,5 triệu USD cho hãng. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ có ít cơ hội hơn cho NTP để “đối đầu” với sáu “ông lớn”. Nếu lần này, NTP tiếp tục thắng kiện, con số bồi thường năm 2006 từ RIM ước tính sẽ tăng thêm sáu lần.
Hiện, Microsoft và Apple chưa đưa ra bình luận về sự việc này. Các nhà sản xuất khác từ chối yêu cầu đưa ra ý kiến.
Trong năm 2006 và 2007, NTP cũng kiện các nhà mạng lớn nhất nước Mỹ, AT&T, T-Mobile, Sprint Nextel, Verizon và nhà sản xuất Palm, vi phạm sáng chế gửi e-mail của hãng.
(Theo Huy Nghĩa // Tienphong Online // HuffingtonPost)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com