Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sáu bài học từ cuộc khủng hoảng

Trong một cuộc thảo luận về những bài học lớn thu được trong thời kỳ khủng hoảng, ông Alan Hassenfeld - Chủ tịch HĐQT công ty Hasbro cho rằng thậm chí những người thông minh nhất cũng không thể biết (và không thể dự đoán) điều gì sẽ xảy ra, và dường như sắp tới là khoảng thời gian đầy khó khăn.

Dưới đây là sáu bài học chính rút ra từ cuộc khủng hoảng hiện nay:

1.Tiền mặt là số một. Chỉ những ai có tiền, và sẵn sàng đầu tư tiền trong thời điểm này, sẽ có những cơ hội lớn nhất. Đồng thời, tiền có thể trở thành chúa trời ngay lập tức, còn nợ nần trở thành ma quỷ. Khi nói rằng thời điểm năm ngoái đã nhắc chúng ta nhớ lại thời điểm nguy kịch của việc dư thừa đầu tư là một cách nói giảm nhẹ đi – nói giảm đến mức tối thiểu.

Chúng ta đều biết rằng đồng tiền tất cả đều quay về tập trung vào những điều thiết yếu (như là thước đo hoạt động) mà chính nó tạo ra các giá trị căn bản. Điều này có nghĩa là các việc kinh doanh và các mô hình kinh doanh mà có thể tạo ra dòng tiền mặt siêu trội tương ứng với ngành tương ứng sẽ là các ngành có sức mạnh bền lâu nhất.

Ảnh: ltnetwork.org

2. Đổi mới công nghệ và tính sáng tạo– chúng ta không thể quên rằng chúng ta cần phải đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Trong cộng đồng kinh doanh, dịch vụ máy tính cung cấp lưu trữ và dịch vụ qua Internet (cloud computing), Web phiên bản 2.0, công nghệ sinh học và dịch vụ y tế sẽ tiếp tục đạt được xu hướng dài lâu và mặc dù tốc độ đầu tư bị chậm dần, những lĩnh vực này sẽ vẫn nhận được nguồn vốn.

3. Khách hàng mua hàng trước hết và trên hết là do giá cả quyết định. Một bài học chính trong cuộc khủng hoảng này là trong thời kỳ khó khăn, người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm dựa trên giá cả. Ví dụ, ai cũng biết rằng sản phẩm công nghệ xanh và công nghệ sạch là các sản phẩm ai cũng muốn sở hữu, nhưng lại không phải là quá quan trọng. Chúng ta không bao giờ nên quên rằng, rốt cuộc, khách hàng vẫn là trọng tâm của việc kinh doanh.

4. Bất chấp hậu quả ra sao, thông tin cần phải đuợc truyền đi với tốc độ tia chớp.Kỷ nguyên này đã khác trước nhiều lắm là do thông tin được chia sẻ toàn cầu. Tốc độ và lưu lượng thông tin sẵn có tạo ra chiều sâu của cuộc khủng hoảng tín dụng -- một cuộc khủng hoảng lòng tin -- và nó cũng phải chịu trách nhiệm về việc thắt chặt lại nền kinh tế, vì thị trường chứng khoán đang trên đà phía trước có thể đang thực sự hồi phục.

5. Chúng ta thực sự không biết chính sách kích thích của các chính phủ sẽ phát huy tác dụng ra sao.Chúng ta cần phải thấy kết quả nhanh hơn từ các chính sách kích thích đang áp dụng. Bởi vì "nếu chúng ta được cung cấp toàn phân bón và nước, chúng ta tốt nhất là chỉ nên nhìn thấy những mầm cây xanh tốt". Thậm chí với sự phục hồi trong nền kinh tế, một bài học mà nhiều người đều nhận thấy là "cần phải cẩn thận vì nó giống như một dạng gây mê – sau khi nó hết tác dụng bạn sẽ cảm thấy đau đớn trở lại".

6. Tâm điểm, tâm điểm, và tâm điểm.Đừng tập trung vào quá nhiều thứ cùng lúc, mà hãy chỉ tập trung vào những gì cơ bản và có vai trò quan trọng sẽ giúp bạn đi đúng hướng mặc dù chọn không đúng lúc.

Hãy tập trung vào tâm điểm, và luôn nhớ rằng giá trị đích thực chỉ xuất phát từ những quy tắc cơ bản của đổi mới và kinh doanh. Các nguyên tắc lỗi thời cho thời kỳ mới vẫn ở phía trước.

(Theo Phương Hạnh// Anthony (Tony) Tjan//TuanVietNam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tránh bẫy lừa từ ngoại quốc
  • Xung đột lợi ích
  • Wal-Mart có doanh thu lớn nhất thế giới
  • Thị trường quạt điện, hè 2010: Doanh nghiệp Việt vẫn chậm chân
  • Hàng hạng sang bán chạy ở tỉnh lẻ
  • Vinashin, những bài học về kinh tế và quản lý
  • Toyota đã đánh mất vị trí của mình như thế nào?
  • Xây dựng thương hiệu điểm đến MICE
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com