Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Smartphone & “Smart” Marketing

Một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) là chưa đủ để tự nó thành công cần phải có thêm cách làm thị trường theo lối thông minh (“smart” marketing).

Không mấy ai nghi ngờ về vị trí nhất nhì trong thế giới điện thoại di động thông minh của dòng máy BlackBerry (RIM), cả về tiện ích cũng như phạm vi bao phủ thị trường. Tuy nhiên, một khảo sát có tên “Smartphone Usage and Brand Study” (Công dụng và Thương hiệu smartphone - tháng 6/2009) của Crowd Science (trụ sở tại Silicon Valley, Mỹ) - tổ hợp nghiên cứu trực tuyến về sản phẩm, thị trường - đã khiến nhiều người giật mình: 4/10 (38%) người đang sử dụng điện thoại BlackBerry có thể sẽ chọn iPhone (Apple) là chiếc điện thoại thông minh tiếp theo cho mình; trong khi chỉ có 14% người sở hữu smartphone (nhưng không phải BlackBerry) có thể sẽ mua máy BlackBerry.

Có tới 82% người dùng iPhone, trong khảo sát trên, cho biết sẽ tiếp tục trung thành với Apple. Điều đó cho thấy sức cuốn hút đặc biệt của iPhone, không chỉ với người dùng mới, mà còn với người dùng truyền thống. Các con số về tỉ lệ nêu trên phần nào cho thấy hiệu quả trình diễn công nghệ cũng như hiệu quả chính sách marketing của các hãng, mà riêng ở góc độ marketing, có thể tóm gọn vài bài học cơ bản:

“Smart” PR: Hãy nhìn vào cách Steve Jobs xuất hiện trên sân khấu với một phong thái đơn giản và tự tin rất “công nghệ”, diễn thuyết về chiếc điện thoại iPhone, sau lưng là một màn hình lớn giới thiệu các tính năng của nó; nhìn vào đoàn người xếp hàng chờ mua iPhone, đó là hai khía cạnh thể hiện tương quan giữa người làm PR và phản ứng của công chúng. Trường hợp này chứng minh một thành công của PR. Cho đến khi iPhone trở thành một biểu tượng công nghệ, một sản phẩm bán chạy trên thị trường, và mức độ hiểu biết cao, sâu rộng của công chúng (trong thị trường mục tiêu) về các tính năng đặc sắc của iPhone, được đẩy lên thành thứ văn hóa tiêu dùng, thì “PR thông minh” đã gặt hái được hầu hết những thành quả mong muốn.

“Smart” style: Sự thành công lâu bền và ấn tượng của những thương hiệu như iPhone hay BlackBerry phần nào là do sản phẩm đều được khoác sẵn một bản sắc, một phong cách đặc trưng. BlackBerry là một trợ thủ cho giới kinh doanh với nhiều ứng dụng trong kinh doanh; còn iPhone là một thứ đồ chơi công nghệ đặc sắc. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ phải rất vất vả để bám đuổi theo những bản sắc ấy. Công nghệ là thế giới biến đổi hằng ngày, nhưng bản sắc thì không theo quy luật vận động chóng mặt đến thế - nó có tính bảo thủ tương đối, thể hiện trong mỗi cá nhân người dùng.

“Smart” care: Chăm sóc khách hàng tốt là cách để khách còn nói “có” với những lần sau, và có thêm một kênh PR hiệu quả và vô hình. Tỉ lệ 82% nêu trên cho thấy Apple đã và đang làm tốt công tác trong và sau bán hàng. Chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm rồi, không có nghĩa là “mua đứt bán đoạn”, bỏ mặc khách hàng làm gì thì làm với thứ mua về. Sau bán hàng không chỉ bao gồm hậu mãi, mà còn mở ra những ngóc ngách thị trường để nhà sản xuất tiếp tục triển khai các phương án kinh doanh. Chẳng hạn như với iPhone, có hẳn một kho phần mềm với hàng ngàn ứng dụng phục vụ chiếc điện thoại này. Dĩ nhiên, kho đó không mở ra để “phát chẩn” - nó là nơi mua bán phần mềm ứng dụng cho iPhone và Apple đóng vai đại lý phân phối.

(Theo Trung Nguyễn/dddn)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Loay hoay với ngoại ngữ
  • Metro tránh bão ở châu Á
  • Microsoft qua những con số
  • “Chiếc bẫy” phí bảo hiểm
  • Mỹ: Các hãng hàng không tiếp tục thắt lưng buộc bụng
  • Cái lý của lời lắt léo
  • Cất cánh trong bão
  • Mua bán, sáp nhập như thế nào để chuyên nghiệp hơn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com