Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao Quarterlife không gây ấn tượng bền lâu?

NBC Universal đã sản xuất được chương trình Quarterlife vô cùng ăn khách. Thế nhưng, chương trình này lại đang đánh mất ấn tượng ban đầu mà họ đã dầy công gây dựng. Tại sao lại như vậy?

Quarterlife là một chương trình truyền hình mạng xã hội của Mỹ, là một chuyên mục của chương trình truyền hình của NBC được hai đạo diễn khá nổi của Mỹ là Marshall Herskovitz và Edward Zwick sáng lập, đó là những người cũng tạo nên seris phim Thirty somethingOnce and Again và cũng là những người sản xuất ra chương trình My So-Called Life.

Nếu bạn không để ý, bạn sẽ bỏ lỡ chương trình đang ăn khách "Quarterlife" của NBC Universal[1]. Sau khi được phát sóng lần đầu trên NBC, công ty truyền thông khổng lồ này đã quyết định chuyển chương trình sang mạng dây cáp Bravo. NBC - công ty sáng lập ra chương trình "Quarterlife" - đã rơi vào lối mòn khi quá mong muốn đem lại nhiều sự đổi mới cho chương trình này.

Hiện nay, vẫn chưa ai tìm ra cách để có thể tạo sự thành công lâu bền cho một chương trình video trên mạng. Mặc dầu, người ta biết rõ thói quen xem trên mạng sẽ rất khác biệt so với những hình thức giải trí thông thường khác.

Người sử dụng, đặc biệt là những người không có đường truyền Internet tốc độ cao, sẽ chỉ có thể xem được những bộ phim có chất lượng hình ảnh thấp. Những chương trình hài cũng gặp phải trường hợp tương tự. Tất cả những chương trình có thời lượng dài hơn 6 hoặc 7 phút thường có những tiếng kêu nghe rất khó chịu.

Người sáng lập ra chương trình Quarterlife là Marshall Herskovitz[2] và Edward Zwick [3] đang tìm kiếm cách để đưa lên Internet chất lượng hình ảnh giống như trên tivi. Cả hai đã đề ra một kế hoạch thật ấn tượng. Họ đã xây dựng một loạt chương trình truyền hình nhiều tập với tên gọi "Thirtysomething" và "My So-Called Life".

Một trong những chương trình Quarterlife của NBC
Ảnh: www.larrywblog.com

Bộ đôi này đã làm theo cách mà các chương trình giải trí thông thường trên tivi vẫn làm đó là: Thuê một nhóm những diễn viên hấp dẫn (bao gồm cả một nhân vật có uy tín trên mạng: Bitsie Tulloch nổi tiếng với nick-name lonelygirl15), sử dụng những kịch bản được chăm chút tỉ mỉ và tạo ra những nội dung có mức độ chuyên nghiệp cao. Họ cũng sử dụng ít nhất một vài khía cạnh nổi bật của video qua Internet, với những tập phim có thời gian ngắn và nội dung tương tác cao.

Chương trình này đã được phát sóng khá thành công trên mạng MySpace, một số tập đã thu hút hàng trăm ngàn người xem.

Nhưng nhìn chung, những người sáng tạo ra chương trình vẫn đi theo một lối mòn cũ. Thay vì mang đến những ý tưởng ấn tượng hơn nhờ áp dụng công nghệ Web, họ lại áp dụng mô hình làm truyền hình cũ vào một cơ cấu tương tác ứng dụng công nghệ hoàn toàn mới.

Liệu Quarterlife có duy trì được "vùng phủ sóng" của mình?

Ảnh: djkubamix.podomatic.com

Điều này không hề khác thường chút nào. Các công ty lâu năm thường có xu hướng biến các cơ hội kinh doanh mới theo hướng phù hợp với các hoạt động và mô hình hiện tại của công ty. Thách thức xuất hiện khi quá trình thay đổi để phù hợp của công ty đã làm mất đi tính độc đáo, có một không hai của loại hình kinh doanh mới này.

Người ta gọi đây là hiện tượng "ép buộc thay đổi". Hiện tượng này khiến cho nhiều tờ báo không bắt kịp với lượng thông tin trên Internet. Điều này cũng tương tự như khi Hãng Eastman Kodak[4] không bắt kịp với hình ảnh kỹ thuật số cũng như các công ty khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất đèn chân không kịp thương mại hóa các sản phẩm công nghệ bóng bán dẫn của mình.

Quarterlife là hình thức chương trình tivi được đưa lên áp dụng trên mạng. Sau đó, NBC tiến hành quá trình "ép buộc thay đổi" với chương trình Quarterlife. Công ty này đã giành được quyền trình chiếu chương trình và ngay lập tức trở thành chương trình được chiếu vào giờ cao điểm. Chương trình được quảng bá rất mạnh mẽ. Một lần chiếu của chương trình sẽ bao gồm nhiều tập phim đề phù hợp với thời gian chiếu của chương trình đó.

Cái giá mà NBC nhận được khi ép các chương trình ti vi trên mạng hoạt động theo hướng các chương trình ti vi thông thường là gì? Chương trình này có vị trí xếp hạng thấp nhất trong những chương trình được chiếu lúc 10 giờ tối trong suốt 17 năm qua. Điều này không có gì ngạc nhiên. Quá trình "ép buộc thay đổi" này đã rất tốn kém, trong khi hiệu quả mang lại là rất ít.

Mặc dầu một số chuyên gia nói rằng các chương trình trên mạng chỉ thu hút một lượng nhỏ người xem so với các chương trình ti vi truyền thống, nhưng cách suy nghĩ như vậy không phải là hướng để giải quyết thách thức trên.

Bitsy Tulloch với Quarterlife
Ảnh: www.smh.com.au

Trong thế giới hiện nay, chi phí cận biên để đưa thêm một nội dung mới vào là rất thấp. Khi chi phí sản xuất giảm, một công ty biết tạo dựng một mô hình kinh doanh hợp lý có thể học cách thu hút đối tượng khán giả nhỏ của mình.

Mô hình video thành công sẽ xuất hiện trên Internet. Chương trình đó có thể do những người từ ngoài ngành tham dự với cách tiếp cận vấn đề từ một góc độ hoàn toàn mới. Các công ty mới sẽ biết cách xây dựng những nội dung mới gắn liền với tính độc đáo của nó cũng như thiết lập một mô hình kinh doanh mới hỗ trợ tích cực cho những nội dung này. Những công ty muốn áp dụng các mô hình kinh doanh cũ vào những cơ cấu truyền thông mới chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới truyền thông.

(Theo Scott Anthony // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Ý nghĩa vụ mua lại Bebo của AOL
  • Đi trước mới khôn ngoan
  • Google sẽ có tablet cạnh tranh với iPad
  • Bác sĩ - nghề hốt bạc ở Mỹ
  • Cơ hội hốt bạc từ những căn nhà bị tịch biên
  • Kinh doanh mùi: 3 USD một lần ngửi
  • Hàng không nội địa: Cạnh tranh hay ỷ thế 'ông lớn'?
  • Khó khăn vẫn còn ở phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com