Anh Bạch chăm sóc lan tại vườn của gia đình. |
Nghèo khó không bó niềm tin
Sau 5 năm tham gia lực lượng thanh niên xung phong, trở lại quê nhà sống bên khu bãi rác Gò Cát, anh Bạch phải lặn lội làm không biết bao nhiêu nghề để kiếm sống nhưng rồi cũng vẫn hai bàn tay trắng. Trong anh chợt lóe lên suy nghĩ: Trồng lan để mưu sinh, bởi khu đất của gia đình chính là nơi chôn lấp rác ngày trước, phía dưới lòng đất rác nằm tầng tầng, lớp lớp tạo thành một luồng khí gas khá mạnh nên khó có loại cây nào sống được nhưng lại thích hợp cho trồng lan.
Năm 1997, anh bắt tay vào cải tạo 1ha đất vườn (ở khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân). Đất đai đã có nhưng không có vốn, có nghề, trong khi đó nghề trồng lan ở trong nước chưa thịnh hành, chưa có trường lớp nào đào tạo nghề trồng lan. Anh suy nghĩ, phải làm một chuyến xuất ngoại sang Thái Lan hay Trung Quốc - nơi được xem có ngành nông nghiệp phát triển cao để tìm hiểu kỹ thuật. Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi nước ngoài? Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Và thật may mắn, năm 2000 Hội Hoa lan - Cây cảnh thành phố đã hỗ trợ cho anh đi Thái Lan để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng lan. Chuyến đi ấy đã giúp anh những điều mà trước đây không hề biết, đó là xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động, nhân giống…
Từ đó, anh quyết tâm làm để dành dụm tiền, mỗi năm đi tua một lần vừa để tìm hiểu kỹ thuật, vừa tìm kiếm đối tác. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn, anh giới thiệu từng loại lan, nào là: Monkara, Aranda, KaraWara… Rồi anh khoe, khu vườn hiện có trên 50.000 cây, chủ yếu là lan giống, bình quân mỗi năm bán cũng được trên 20.000 cây giống; còn bông thì mỗi tháng bán khoảng 5 nghìn cành. Như vậy trừ đi chi phí, thu nhập cũng trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, mỗi năm còn có hàng nghìn người đến đây xin được tư vấn, mua lan giống về trồng.
Sẽ có vườn lan lớn nhất
Giờ đây, đến vườn lan Gia Huy nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục bởi hơn 50 nghìn cây lan các loại đang khoe sắc trong khu vườn rộng. Thế nhưng ít ai biết rằng, để tạo được chỗ đứng cho cây lan của mình nghệ nhân Phạm Văn Bạch đã phải nhiều đêm rơi nước mắt. Anh kể lại: "Giờ nhìn đẹp vậy chứ không đơn giản đâu, những năm đầu tiên có lúc lan chết hàng loạt mà không biết bệnh gì. Tôi đã mất ăn, mất ngủ và mất… cả tinh thần. Những giống lan Thái như: Kagamaka, Vandatek, Aranda… đặc biệt là giống lan Lenadegon giá mua rất cao nhưng lại hay chết, bởi mình chưa có kinh nghiệm cũng như chưa nắm bắt kỹ thuật trồng. Thế là vốn vay hơn 100 triệu đồng của tôi ở Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Chánh đã "không cánh mà bay". Vợ tôi buồn, khuyên bỏ nghề kiếm việc khác làm nhưng tôi cứ chần chừ. Bà ấy giận quá bồng con về quê sống với cha mẹ, bỏ mặc tôi muốn làm gì thì làm!". Nhưng rồi cũng nhờ những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm, anh có được bí quyết nghề, tìm được đầu ra, tự tin mở rộng diện tích. Đó là chìa khóa giúp cho người cựu thanh niên xung phong này thành công với nghề.
Mới đây, sau chuyến đến thăm và gợi ý của lãnh đạo thành phố anh Bạch đã trình bày dự án thuê 10ha đất tại Khu nông nghiệp kỹ thuật cao (ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) để tiếp tục dự án trồng lan của mình với kinh phí đầu tư khoảng 7 tỷ đồng. Nếu trở thành hiện thực, đây được xem là vườn lan có diện tích lớn nhất Việt
( Theo HNMO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com