Từng được coi là thương vụ đình đám với nhiều tham vọng lớn, nhưng hôm 6/4, Hội đồng quản trị FPT đã chính thức thông qua nghị quyết ngừng kế hoạch đầu tư vào EVN Telecom.
Trước đó, FPT dự kiến mua 60% cổ phần của EVN Telecom, nhưng sau đó, cuối tháng 1/2011, trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa EVN Telecom, Chính phủ chỉ cho phép EVN được bán 49% cổ phần của EVN Telecom.
Một số chuyên gia viễn thông nhận xét, với tỷ lệ sở hữu như vậy khó giúp cho FPT tạo ra sự thay đổi ở doanh nghiệp viễn thông điện lực, hơn nữa, có thể FPT sẽ phải gánh các khoản nợ hiện nay của EVN Telecom. Đây từng được coi là thương vụ được kỳ vọng giúp EVN Telecom có đối tác san sẻ việc phát triển mảng thông tin di động.
Theo báo Sài Gòn tiếp thị, việc mua cổ phần ở EVN Telecom sẽ giúp FPT đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông và có thể tận dụng thế mạnh, kinh nghiệm của một doanh nghiệp phát triển trong ngành tin học.
Có thể hiểu lý do phát triển sang ngành viễn thông của FPT khi họ đặt mục tiêu đầy tham vọng, đạt mức tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi trong vòng năm năm tới. Tốc độ tăng trưởng của ngành tin học vào khoảng 30 - 40%.
Căn cứ vào tình trạng EVN Telecom hiện nay, chiến lược kinh doanh, chính sách giá cước, khuyến mãi do EVN quyết định; còn kinh doanh do điện lực địa phương thực hiện.
Trả lời phỏng vấn trên váo Vnexpress, ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT, cho biết, tập đoàn này tiến hành dự án đầu tư vào EVN Telecom theo 4 bước, gồm xin chủ trương cho phép từ Chính phủ, đặt cọc chứng minh năng lực tài chính, tiến hành thẩm định hiện trạng EVN Telecom (due diligence) và thương lượng hợp đồng đầu tư.
Sau khi tiến hành bước 3 (tiến hành thẩm định hiện trạng EVN Telecom), FPT thấy hiệu quả đầu tư vào dự án này không như mong đợi. Sáng 6/4, Hội đồng quản trị FPT đã biểu quyết thông qua nghị quyết rút khỏi dự án đầu tư vào EVN Telecom và Ban điều hành của FPT sẽ tiến hành sớm các thủ tục cần thiết để rút khỏi dự án này.
Ông Trương Đình Anh cho rằng, khi tiến hành đầu tư vào EVN Telecom, FPT mong muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh viễn thông di động mà FPT đang thiếu.
Rút lui khỏi EVN Telecom, FPT phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác để tham gia vào thị trường viễn thông di động trên cả hai phương diện: Mua bán sáp nhập những doanh nghiệp viễn thông gặp khó khăn hoặc xin cấp phép xây dựng mạng di động thế hệ tiếp theo.
Theo phân tích của báo Đất Việt, trong kế hoạch đạt doanh thu gấp 4 lần vào năm 2014 của Tập đoàn FPT thì FPT Telecom phải tham gia thị trường di động và FPT Telecom đang thử nghiệm 4G. Mặc dù FPT Telecom đang đóng góp gần 30% lợi nhuận của Tập đoàn FPT, có hầu hết các giấy phép, nhưng thiếu giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Tuy nhiên, để có tấm giấy phép này không phải đơn giản như phải tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ, mà quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. FPT và FPT Telecom đề nghị mua hơn 50% cổ phần của EVN Telecom. Nhưng với việc chỉ mua được 49% cổ phần, thì FPT Telecom vẫn phải xin giấy phép di động.
FPT xác định giấy phép di động và kho số mới có ý nghĩa. Mạng CDMA 450MH cung cấp dịch vụ chính E-com, còn E-mobile chỉ một số ít người trong ngành điện sử dụng. Tuy nhiên, E-com chỉ thích hợp với vùng sâu, vùng xa. Tài sản BTS CDMA và truyền dẫn Metro 1000 có rất ít giá trị vì với truyền dẫn 3G phải thay thiết bị truyền dẫn, còn 4G truyền dẫn là Ethernet.
Trong khi đó, EVN Telecom đã vay đầu tư 3.000 tỷ cho 3G, nhưng năm 2010 chỉ đạt doanh thu 5,6 tỷ/2.800 tỷ vì vùng phủ sóng hẹp và người dân không sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó CDMA chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng cột anten, cáp quang, cột điện. Năm 2008, doanh thu viễn thông của EVN Telecom là 3.800 tỷ, trong đó doanh thu dịch vụ CDMA chiếm 90%.
Đầu tư thiết bị thiết lập mạng CDMA, mạng 3G, điện thoại có dây, Internet... để phục vụ kinh doanh viễn thông công cộng của Tập đoàn EVN gấp nhiều lần đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm. Phục vụ kinh doanh viễn thông công cộng phải huy động một số lớn nhân lực cũng như vật lực thiết bị đầu cuối, showroom...
Tuy nhiên, theo báo Đất Việt, một số lượng lớn cột anten của dự án 3G giai đoạn 2 quá thấp và nằm ở vị trí không thuận lợi. Theo tiêu chuẩn 3G, ở thành phố cột anten 36m và nông thôn 46m. Ngoài ra, chỉ một số ít vị trí cột anten của EVN thích hợp với quy hoạch và thiết kế BTS của các nhà mạng khác nên doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng vẫn tập trung chỉ là cho thuê cột điện.
Thêm vào đó, căn cứ vào tình trạng EVN Telecom hiện nay, chiến lược kinh doanh, chính sách giá cước, khuyến mãi do EVN quyết định; còn kinh doanh do điện lực địa phương thực hiện.
Doanh nhân EVN Telecom phản ánh, EVN Telecom đã thực hiện nhiều chương trình như phát triển khách hàng sinh viên, học sinh hoặc phát triển Internet tại các quán net nhưng khi giao khách hàng lại cho điện lực thì một thời gian ngắn, khách hàng đã cắt dịch vụ hoặc EVN Telecom đã cấp kênh cho nhiều khách hàng kho bạc, ngân hàng, cục thuế ... nhưng các khách hàng này phản ánh khi sự cố xảy ra, không biết kêu ai.
Ngoài ra, theo Đất Việt, nhân viên viễn thông tại điện lực đã yếu kém, lại phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu, nên tập trung vào dịch vụ này thì phải vứt bỏ dịch vụ khác.
Như vậy, báo này kết luận, việc FPT mua 49% cổ phần EVNTelecom thì không mấy có ý nghĩa đối với mục tiêu FPT là lá cờ đầu trong đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông, cũng như tham vọng lọt vào danh sách top 500 doanh nghiệp hàng đầu do Tạp chí Forbes bình chọn.
----------------------
Tác giả: THANH VÂN (TỔNG HỢP) // theo VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com