Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thị trường là gì? (8): Chính phủ trong nền kinh tế thị trường - phần 1

Nếu các thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả, tại sao lại để cho chính phủ nhúng tay vào hoạt động của họ? Tại sao họ không áp dụng một chính sách gọi là laissez-faire (chính sách để mặc tư nhân tự kinh doanh- thị trường tự do) và cho phép các thị trường tư nhân hoạt động không chịu bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước?

Những vũ khí bí mật trong chiến tranh kinh tế

Để giành giật thị trường, một số công ty sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn: tình báo, gây xào xáo nội bộ đối phương, tung tin thất thiệt..., Đôi khi còn có sự thông đồng của các cơ quan tình báo của quốc gia sở tại.

Kinh tế thị trường là gì? (7): Tài chính trong nền kinh tế thị trường

Trong các thị trường hàng hóa, dịch vụ và lao động, giá cả được thể hiện dưới hình thái tiền tệ nào đó, hay gọi là đồng tiền. Nhưng chính tiền tệ cũng được mua bán trong các nền kinh tế thị trường, bởi vì một số người muốn dành tiền để sử dụng trong tương lai, trong khi một số người khác – bao gồm cả các nhà doanh nghiệp – muốn vay tiền để sử dụng ngay. Cái giá để được quyền sử dụng số tiền đó – gọi là lãi suất – được xác định trong các thị trường trao đổi tài chính. 

Kinh tế thị trường là gì? (6): Hệ thống các thị trường

Bằng cách theo đuổi các lợi ích riêng trong một thị trường mở và cạnh tranh, người tiêu dùng, nhà sản xuất và người lao động đã sử dụng các nguồn lực kinh tế của họ theo cách tạo nên giá trị lớn nhất cho nền kinh tế quốc gia – ít nhất là dưới dạng thỏa mãn nhu cầu của nhiều người hơn. Người đầu tiên chỉ ra thực tế này một cách có hệ thống là một triết gia người Scotland, Adam Smith, người đã phát hành cuốn sách nổi tiếng nhất của mình là “Tìm hiểu bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia” vào năm 1776. Smith là nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại đầu tiên, và là một trong những người đầu tiên mô tả được cách thức một nền kinh tế dựa trên một hệ thống thị trường có thể thúc đẩy tính hiệu quả kinh tế và tự do cá nhân, bất kể người dân của nó siêng năng hay lười biếng. 

Kinh tế thị trường là gì? (5): Người lao động trong nền kinh tế thị trường

Ở hai nền kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy mà có mức độ công nghiệp hóa như nhau thì dòng người lao động trong bất kỳ ngày làm việc nào cũng rất giống nhau. Nhưng một lần nữa, lại có những sự khác biệt ẩn chứa sau cơ chế hoạt động của hai nền kinh tế này và chúng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với sự giống nhau bên ngoài.

Kinh tế thị trường là gì? (4): Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Như chúng ta đã thấy, sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào việc thỏa mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn, và bán các hàng hóa và dịch vụ với giá cả có thể cạnh trạnh được với các doanh nghiệp khác. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải giải đáp một cách cẩn thận một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mọi cơ chế kinh tế phải đối mặt: đó là làm thế nào để một xã hội có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất? Trong nền kinh tế thị trường, điều đó có nghĩa là làm sao đạt được giá trị đầu ra tối đa từ các yếu tố đầu vào mà các nhà sản xuất sử dụng.

Kinh tế thị trường là gì? (3): Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường

Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy phải đưa ra nhiều loại quyết định giống nhau: họ mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa, phương tiện đi lại và giải trí trong giới hạn khả năng tài chính của mình, và họ mong muốn có khả năng mua nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, người tiêu dùng có vai trò quan trọng hơn trong cơ chế hoạt động tổng quát của nền kinh tế thị trường so với vai trò của họ trong nền kinh tế chỉ huy. Thực tế là các nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống thuộc “chủ quyền của người tiêu dùng” vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ quyết định một phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì trong nền kinh tế. Điều này xảy ra như thế nào? 

Kinh tế thị trường là gì? (2): Kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường

Các sản phẩm như bánh mỳ, thịt, quần áo, tủ lạnh và nhà cửa hiện được sản xuất và tiêu thụ ở hầu như tất cả các nước trên thế giới. Các phương pháp sản xuất và các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm này ở các nước khác nhau lại thường rất giống nhau – ví dụ như bánh mỳ do người làm bánh sử dụng bột mỳ và nước, thường có thêm muối, đường và men, sau đó được nướng trong lò. Khi bánh mỳ đã được nướng, các ổ bánh sẽ được bán cho người tiêu dùng tại các cửa hàng, mà ít nhất là về vẻ bên ngoài có thể trông cũng giống nhau, thậm chí ở những nước có những hệ thống kinh tế rất khác nhau. 

Kinh tế thị trường là gì? (1)

Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì và cho ai trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ 20, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình.