Ở độ tuổi bạn bè vẫn chưa có thể tự lo được cuộc sống của mình thì những cô cậu bé này đã trở thành những CEO tài giỏi.
Harli Jordean, CEO 8 tuổi
Harli Jordean, 8 tuổi, đến từ Stoke Newington, London, Anh được World Records Academy (Hội Những kỷ lục thế giới) công nhận là CEO trẻ tuổi nhất. Harli đang điều hành trang web chuyên bán các loại bi từ hai năm nay - khi cậu bé còn đang học tiểu học.
Harli Jordean, CEO 8 tuổi
Công việc kinh doanh của Harli đang khá suôn sẻ, lợi nhuận hằng năm lên đến cả ngàn bảng Anh. Ngoài những giây phút vui chơi cùng bạn bè, Harli thường dùng thời gian còn lại để giải quyết các đơn đặt hàng và liên hệ với đối tác.
Do công việc kinh doanh hiện tại khá bận rộn, khi liên tiếp có nhiều đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới, nên “ông chủ nhỏ” Harli phải thuê hai anh trai và mẹ phụ việc cho mình. Ý tưởng kinh doanh những hòn bi nảy sinh từ khi Harli bắt đầu trao đổi bi với các bạn học cùng trường.
Đến một hôm, toàn bộ số bi của Harli bị bạn học lấy hết, cậu bé tìm đến mẹ nhờ giúp mua nhiều bi hơn trên Internet. Một thời gian sau, Harli xin mẹ mở cho mình một trang web riêng để kinh doanh bi và thế là có hàng loạt đơn hàng từ khắp nơi tìm đến cậu bé thông qua trang web này. Và CEO 8 tuổi nổi danh từ đó!
Sreelakshmi Suresh, CEO 9 tuổi
Cô bé Sreelakshmi Suresh, 9 tuổi đến từ quận Kozhikode, bang Kerala, miền nam Ấn Độ đã trở thành vị giám đốc điều hành trẻ tuổi nhất nước này sau khi thành lập công ty thiết kế website trực tuyến eDesign của riêng mình.
Sreelakshmi Suresh, CEO 9 tuổi
Tài năng của cô bé đã được công nhận sau khi cô thiết kế một website cho Hội đồng luật sư bang Kerala, BarCouncilKerala.com với mục đích giúp tất cả mọi người cập nhật những tin tức về pháp luật và nhờ tư vấn, giúp đỡ khi có thắc mắc liên quan đến luật.
Cô bé đã thể hiện sở thích với máy tính và mỹ thuật từ khi còn học trường mẫu giáo. Sreelakshmi được xem là có người khả năng đặc biệt về thiết kế web, cô bé đã thiết kế và phát triển được hơn 10 website.
Hiện tại, Sreelakshmi là thành viên duy nhất có độ tuổi dưới 18 của Hiệp hội các nhà thiết kế web của Mỹ và được tổ chức này trao tặng phần thưởng danh giá nhất dành cho người thiết kế web xuất sắc
Adi Putra, CEO 10 tuổi
Adi Putra Abdul Ghani - cậu bé 10 tuổi đến từ Malaysia hiện là CEO của 2 công ty, do mẹ mình là Serihana Alias sở hữu. Bà bán các loại vitamin, lấy tên Adi làm nhãn hiệu.
Từ lúc còn nhỏ, Adi Putra đã nổi tiếng với trí thông minh nổi trội và trí nhớ xuất sắc, nhất là trong môn toán. Ngay cả giáo sư đại học cũng phải đến tham vấn Adi về bí quyết ghi nhớ và mời cậu đến dạy ở trường đại học.
Adi Putra, CEO 10 tuổi
Vì thế mà thần đồng Malaysia này không chỉ là mộ CEO nhỏ tuổi mà còn là một giảng viên Đại học nữa đấy! Cậu kiếm được 6.000 ringgit, tương đương với 1.800 USD cho mỗi giờ dạy, tờ báo Sin Chew Daily và Nanyang Siang Pau của Malaysia cho biết.
Được xem là thần đồng nhưng Adi vẫn chỉ là một cậu bé, thích chơi games, xem ti vi và chơi đùa cũng những đứa trẻ bằng tuổi. Cậu không thích nhìn thấy chính mình trên ti vi vì cảm thấy bị áp lực – Gia đình cậu bé cho biết.
Sindhuja Rajaraman, CEO 14 tuổi
Sindhuja Rajaraman (14 tuổi, Ấn Độ) trở thành Tổng giám đốc điều hành (CEO) công ty Seppan - công ty chuyên sản xuất phim hoạt hình và các chương trình trò chơi của bố cô. Tuy nhiên, trách nhiệm CEO của Seppan không phải chỉ trên danh nghĩa, mà cô bé thực sự có tài trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Sindhuja Rajaraman, CEO 14 tuổi
Tại Hội nghị các nhà sản xuất chương trình trò chơi và phim hoạt hình được tổ chức tại Hyderabad, bang Andha Pradesh, cô bé đã được Hiệp hội các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm quốc gia Ấn Độ (NASSCOM) đánh giá là nhà sản xuất phim hoạt hình và các chương trình trò chơi 2D, 3D nhanh nhất.
Theo CEO nhỏ tuổi này, cô không hề cảm thấy bị “lép vế” về tuổi tác của mình vì thành công hoàn toàn không có giới hạn về tuổi tác. Triển vọng của ngành sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này ở Ấn Độ là rất lớn, do vậy công ty của cô có rất nhiều cơ hội phát triển song cũng sẽ phải đương đầu với không ít thách thức.
Jasmine Lawren, CEO 15 tuổi
Xuất phát từ nhu cầu tìm ra một loại dầu gội phù hợp với chính mình, Jasmine Lawren đến từ Mount Laurel, bang New Jersey, Mỹ đã mày mò, nghiên cứu với mong muốn tạo ra một thương hiệu dầu gội mới, tốt cho mọi lứa tuổi.
Với 2.000 đô vay từ bố mẹ, Jasmine Lawren khi đó chỉ mới 15 tuổi đã mạnh dạn thành lập công ty Eden Bodyworks – một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm như dầu gội đầu, sản phẩm chăm sóc da, nước hoa... do chính cô sản xuất.
Jasmine Lawren, CEO 15 tuổi
Chỉ trong vòng 3 năm, từ một công ty của cô chủ nhỏ 15 tuổi đã trở thành đối tác của người khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa là Tập đoàn Wal-Mart. Jasmine Lawrence được Quỹ giáo dục khởi nghiệp quốc gia Mỹ trao giải thưởng “Doanh nhân của năm” - một giải thưởng mang tính toàn cầu nhằm mục đích khuyến khích thanh niên khởi nghiệp.
Cùng với những thành tích được ghi nhận, hai tháng sau khi vượt qua 4000 ứng viên độ tuổi từ 12 đến 18 đại diện cho những thanh niên ưu tú của Mỹ, Jasmine còn nhận được giải thưởng: “Nữ doanh nhân khởi nghiệp thành công năm 2007” cùng với 5000 đô la tiền thưởng.
Những phần thường này là món quà vô giá đối với sự nỗ lực không ngừng của cô CEO nhỏ tuổi này.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Vào năm 2009, khi đến Omaha, Nebraska để gặp Warren Buffett, Tracy Britt mang theo tấm bằng MBA của Đại học Harvard, một hồ sơ xin việc “tỏa sáng”, cùng rất nhiều tham vọng. Cô còn đem tới cho nhà đầu tư huyền thoại một món quà để nhấn mạnh rằng họ có chung gốc gác ở vùng Midwest.
Khoảng cách về giá trị tài sản ròng giữa tỷ phú Bill Gates và “đại gia” viễn thông Mexico Carlos Slim đang có chiều hướng nới rộng, với vị trí giàu nhất thế giới thuộc về “ông trùm” phần mềm người Mỹ. Tuần này, 200 người giàu nhất thế giới chứng kiến giá trị tài sản ròng sụt giảm 26,6 tỷ USD.
Những câu chuyện thú vị của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi quanh chủ đề “bỏ trứng vào một giỏ hay nhiều”?
Tỷ phú Bill Gates người Mỹ đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới từ tay tỷ phú Carlos Slim của Mexico. Từ đầu năm tới nay, giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft tăng thêm hơn 17%, trong khi tài sản của “ông trùm” viễn thông Nam Mỹ giảm trên 5%.
Tạp chí Foreign Policy của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 500 nhân vật quyền lực nhất thế giới do tạp chí này bình chọn. Gương mặt đại diện duy nhất của Việt Nam là Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.