Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những chiến lược tại thị trường mới nổi

Liệu bạn đã lường hết được những khó khăn khi đưa ra chiến lược kinh doanh hay cách hạn chế những rủi ro trong kinh doanh khi tham gia vào thị trường của các nước đang phát triển chưa? Hãy tham khảo những gợi ý sau của các tác giả Khanna, Palephu và Sinha

Từ ý tưởng …

Thị trường ở các nước đang phát triển được
coi là mảnh đất "màu mỡ" cho các công ty
Ảnh: www.thehindubusinessline.com

Thị trường “màu mỡ” nhất trên thế giới - nơi các công ty thường nhắm tới khi kinh doanh - của những sản phẩm và dịch vụ là gì?

Đó chính là thị trường ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, nhiều công ty tỏ ra không mấy hào hứng khi đầu tư kinh doanh vào những quốc gia này.

Các Tổng Giám đốc Điều hành cũng nhận thức được việc những quốc gia này thường thiếu những thể chế về thị trường, một trong những yếu tố cần thiết cho công việc kinh doanh đạt được hiệu quả như: Các chuyên gia nghiên cứu khách hàng, các nhà cung cấp hậu cần trọn gói và các công ty tìm kiếm tài năng.

Nhưng để đầu tư vào những nước đang phát triển mà không phải cạnh tranh lâu dài khi kinh doanh, làm thế nào để có thể giảm bớt những rủi ro?

Các tác giả: Khanna, Palephu và Sinha đã đề xuất những bước sau:

Trước tiên hãy phân tích bối cảnh thể chế của quốc gia đó, bao gồm các hệ thống chính trị và xã hội, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chất lượng sản phẩm, lao động và thị trường vốn…

Sau khi đã tìm hiểu kỹ, cần đưa ra quyết định:

  • Liệu bạn có nên tiếp cận quốc gia còn nhiều điểm yếu kém về thể chế không?
  • Có nên xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường mới, ví dụ: Xây dựng một mạng lưới cung cấp riêng cho đất nước đó?
  • Không tiếp cận, bởi vì nếu áp dụng mô hình kinh doanh của ban vào thị trường đó sẽ là phi thực tế và lãng phí không có hiệu quả.

Ví dụ: Hãng máy tính Dell[1] để thâm nhập thị trường Trung Quốc đã chọn cách thức thay đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu thị trường.
Sau khi nhận thấy người tiêu dùng Trung Quốc không mua hàng qua mạng - một nền tảng về mô hình kinh doanh Bắc Mỹ của Dell, họ đã bán sản phẩm của mình thông qua các nhà phân phối Trung Quốc và hệ thống phần mềm quản lý bán hàng.

Để có quyết định đầu tư ra nước ngoài hợp lý, cần phải
phân tích được bối cảnh thể chế của nước đó
Ảnh: www.idrc.ca

Hãy phân tích chính xác về bối cảnh thể chế của những nước đang phát triển, khi đó bạn mới có thể đưa ra những quyết định đầu tư ra nước ngoài một cách hợp lý! Những thị trường không mang lại lợi nhuận bạn có thể bỏ qua, trong khi đó bạn cần nắm bắt được các cơ hội dồi dào của những thị trường mới phát triển đó.

… Đến thực tế

Dự đoán về bối cảnh thể chế, ta có năm tiêu chí như sau và lấy Brazil làm dẫn chứng.

1. Hệ thống chính trị xã hội là cốt lõi

Mẫu câu hỏi sẽ được đưa ra như sau:

  • Quyền lực được phân bổ như thế nào giữa chính quyền Trung ương, Nhà nước và các địa phương?
  • Luật pháp có bảo vệ quyền sở hữu cá nhân hay không?
  • Bộ máy tư pháp có độc lập?

Kết quả:

Đó là một chế độ dân chủ mạnh mẽ, mặc dù nạn tham nhũng vẫn tồn tại ở chính quyền liên bang và nhà nước.

2. Chính sách mở cửa

Chính sách mở cửa tại những nước
đang phát triển là một yếu tố hấp dẫn
đối với đầu tư nước ngoài
Ảnh: i1.trekearth.com

Câu hỏi cho vấn đề này là:

  • Những hạn chế mà chính phủ áp đặt đối với nguồn đầu tư nước ngoài?
  • Những thủ tục để thực hiện dự án mới phức tạp như thế nào?

Kết quả:

Những công ty bên ngoài thường bắt tay hợp tác với địa phương để có được ý kiến đóng góp của giới chuyên môn ở địa phương.

3. Thị trường sản phẩm

Các câu hỏi đặt ra như sau:

  • Bạn có thể có được thông tin đáng tin cậy về sở thích của khách hàng?
  • Có mạng lưới sâu rộng về các nhà cung cấp?
  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển như thế nào?

Kết quả:

Các nhà cung cấp luôn đáp ứng ở khối thị trường chung Mercosur[2]. Mạng lưới về đường sá, sân bay và cảng…

4. Thị trường vốn

Câu hỏi về vấn đề này sẽ là:

  • Các ngân hàng đã huy động các khoản tiết kiệm hiệu quả như thế nào để sử dụng cho đầu tư?
  • Thông tin thực hiện của các tổ chức tin cậy như thế nào?

Kết quả:

Ít khả năng xảy ra quá trình phá sản, trong khi đó hệ thống báo cáo tài chính lại hoạt động tốt.

Hãy quyết định chiến lược của bạn

Hãy tự quyết định chiến lược của chính mình
Ảnh: www.our-voice.org

Dựa vào hoàn cảnh, thể chế của quốc gia mà bạn đang hướng tới, nếu muốn quyết định chiến lược kinh doanh của mình bạn cần tuỳ theo từng tình huống để xử lý:

  • Áp dụng mô hình kinh doanh: Đảm bảo những thay đổi đối với mô hình của bạn có lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Ở Mỹ, các nhà cung ứng của McDonald[3] cung cấp mạng lưới hoạt động theo dây chuyền. Nhưng khi thâm nhập vào thị trường Nga, McDonald không thể tìm kiếm được những nhà cung cấp tại địa phương.

Nhưng với sự giúp đỡ của đối tác liên doanh, McDonald nhận thấy có thể hợp tác với nông dân và đã tạm ứng tiền cho họ để họ đầu tư vào hạt giống và thiết bị sản xuất. McDonald đã gửi những nhà quản lý Nga sang Canada để đào tạo. Với sự thiết lập hệ thống quản lý và mạng lưới cung cấp riêng, hiện nay công ty đã kiểm soát 80% thị trường đồ ăn nhanh ở Nga.

  • Thay đổi bối cảnh thể chế: Các sản phẩm hay dịch vụ của một công ty hàng đầu sẽ thúc đẩy những cải thiện đáng kể ở thị trường địa phương. Khi Big Four, bốn công ty kiểm toán lớn hàng đầu thế giới thành lập chi nhánh ở Brazil[4], sự có mặt của họ đã nâng cao trình độ kiểm toán và báo cáo tài chính rộng khắp quốc gia này. Điều này đã tạo cho công ty đa quốc gia có công ty con ở Brazil tiếp cận dịch vụ kiểm toán có chất lượng toàn cầu.
  • Không đầu tư: Nếu thấy áp dụng mô hình kinh doanh của bạn là không thực tế, thì tốt nhất bạn không nên đầu tư vào đó.

Ví dụ: Home Depot[5] có một gợi ý rất hấp dẫn (giá cả thấp, dịch vụ hoàn hảo, chất lượng sản phẩm tốt…) tập trung ở nhiều trụ sở cơ quan Mỹ - bao gồm mạng lưới giao thông vận tải đáng tin cậy để giảm thiểu hàng tồn kho và người lao động được sở hữu cổ phần để động viên khuyến khích họ cung cấp dịch vụ hàng đầu.

Home Depot tránh xa các quốc gia mà hệ thống hậu cần yếu kém và thị trường vốn nghèo nàn, nơi mà với những hạn chế như vậy sẽ khó khăn trong việc sử dụng hệ thống quản lý hàng hoá và người lao động không thể sở hữu cổ phần.

(Theo Tarun Khanna, Krishna G.Palepu, và Jayant Sinha // Tuanvietnam)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • Quản lý kiến thức một cách khôn ngoan
  • Bí quyết đối phó với sự suy thoái trong kinh doanh
  • Nước lặng là nước sâu
  • Đẩy nhanh tốc độ của các dự án IT
  • Thời điểm khó khăn chính là cơ hội đổi mới
  • Chìa khoá thâm nhập thị trường Mỹ?
  • Bí quyết thành công của iPhone và BlackBerry
  • Chiến lược đổi mới của bạn bắt nguồn từ đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com