Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỉ phú Mỹ làm giàu bằng cách nào?

Nếu theo dõi danh sách những tỉ phú thế giới, một điều dễ nhận ra đó là không tồn tại một lối mòn định sẵn nào để làm giàu.
 
Thay vào đó, mỗi người có thể bắt đầu sự nghiệp từ bất cứ lĩnh vực nào: từ nước uống tăng lực, quần yoga cho đến các quỹ đầu cơ tài chính.

Với những ai thích đoán định tương lai theo kiểu đọc lá trà, lĩnh vực kinh doanh có thể giúp họ chớp lấy cơ hội làm giàu tốt nhất có lẽ là mảng công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin hiện là mảng kinh doanh tạo ra nhiều tỉ phú Mĩ thứ hai hiện nay, chỉ đứng sau lĩnh vực đầu tư. 51 trong số 425 người Mỹ nằm trong danh sách những tỉ phú thế giới đã đổi đời từ tay trắng thành đại gia nhờ vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Đây quả là một sự thay đổi đáng kể so với 10 năm về trước khi mảng công nghệ và phần mềm chỉ đứng thứ 3 trong số các ngành sản sinh ra nhiều tỉ phú nhất với 26 trên tổng số 243 tỉ phú là người Mỹ thành danh trong lĩnh vực này. Ngày nay, con số này đã tăng lên gấp đôi.
 
Dưới đây là danh sách 10 ngành công nghiệp sản sinh ra nhiều tỉ phú Mỹ nhất:

1. Đầu tư: 100 tỉ phú

2. Công nghệ: 51 tỉ phú

3. Truyền thông: 37 tỉ phú

4. Năng lượng: 35 tỉ phú

5. Thực phẩm và nước giải khát: 31 tỉ phú

6. Dịch vụ: 31 tỉ phú

7. Thời trang và bán lẻ: 28 tỉ phú

8. Bất động sản: 27 tỉ phú

9. Sản xuất: 18 tỉ phú

10. Thể thao: 15 tỉ phú

Trên phạm vi thế giới, vị trí xếp hạng của các ngành công nghiệp nói trên có nhiều khác biệt. Trong khi đầu tư tiếp tục dẫn đầu danh sách với 143 tỉ phú, vị trí thứ hai được thế chân bởi lĩnh vực thời trang và bán lẻ (123 tỉ phú), tiếp sau là bất động sản (102 tỉ phú). Công nghệ đứng ở vị trí thứ 5 với 90 tỉ phú. Tuy nhiên, dù thứ bậc có thay đổi thì số lượng người Mỹ ăn nên làm ra từ lĩnh vực công nghệ vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Bằng chứng là trong số 90 tỉ phú công nghệ trên toàn thế giới, 57% trong số này đến nước Mỹ. Một ví dụ khác: trong khi 12% tỉ phú người Mỹ làm giàu từ mảng công nghệ, chỉ có 5% tỉ phú đến từ các nước khác thành danh trong lĩnh vực này.

Có thể thấy công nghệ thông tin hiện là xu hướng nghề nghiệp mới đang được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những sinh viên theo học Thạc sỹ quản trị kinh doanh rời Wall Street để theo đuổi một công việc mới. Điều này càng hợp lý hơn xét trong trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cũng như dự luật Cải cách Tài Chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank) nhằm cải cách thị trường tài chính Mỹ được thực thi.

Peter Wender, giáo sư tại trường Đại học Kinh doanh Stanford cho hay, mảng công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới công nghệ thông tin. Những kỹ sư công nghệ thông tin thức thời và có tư tưởng cấp tiến hiện đang tập trung phát triển những công cụ phục vụ việc phân tích và lưu trữ dữ liệu. Nhiều sinh viên giỏi cũng chọn mảng điện toán đám mây, truyền thông xã hội, điện thoại di động hay video để thử sức.

Theo Teresa Amabile, Giáo sư tại trường Đại học Kinh doanh Harvard, kiêm đồng tác giả cuốn The Progress Principle nghiên cứu những điển hình kinh doanh, đối với công nghệ thông tin, điều quan trọng là phải có cảm hứng, dù cho bạn có thể không phải là một người am tường lĩnh vực này. Thực tế đã chứng minh những tấm gương sáng như Bill Gates, Steve Wozniak hay Steve Jobs đều thành công nhờ niềm đam mê mãnh liệt đối với công nghệ. Ông cũng nói thêm “Tôi dám chắc rằng đối với những công việc mà ở đó mỗi người tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự, nơi môi trường làm việc cho họ cơ hội phát triển năng lực thì chính nơi đó họ làm việc năng suất và sáng tạo nhất.”

Danh sách những ngành công nghiệp sản sinh ra nhiều tỉ phú thế giới có mặt trong danh sách của Forbes:

1. Đầu tư: 143 tỉ phú

2. Thời trang và bán lẻ: 123 tỉ phú

3. Bất động sản: 102 tỉ phú

4. Đa ngành nghề: 97 tỉ phú

5. Công nghệ: 90 tỉ phú

6. Sản xuất: 85 tỉ phú

7. Năng lượng: 78 tỉ phú

8. Tài chính: 77 tỉ phú

9. Thực phẩm và nước giải khát: 69 tỉ phú

10. Truyền thông: 64 tỉ phú
 
(Theo TTVN)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • Những 'con cá mập' và cuộc chiến bán lẻ ở Việt Nam
  • 7 cách khởi nghiệp kinh doanh dưới 10 triệu đồng
  • Những thất bại chết người của Kodak
  • Thương vụ mua bán tên miền trị giá 100 tỷ VND có thành công?
  • Kodak: Hành trình đi đến... phá sản
  • Li Ning nhọc nhằn trên đất Mỹ
  • Vincom - Câu chuyện thành công
  • Làm từ thiện thực lòng: Được tiếng được miếng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com