Các thạc sĩ Harvard và tấm thẻ thề sẽ giữ đạo đức trong kinh doanh - Ảnh: NYT.
“Tôi tuyên thệ sẽ phục vụ vì điều tốt đẹp hơn, hành động với sự chính trực cao nhất và chống lại những quyết định, thái độ có thể giúp cho tham vọng hạn hẹp của bản thân tôi nhưng có hại cho doanh nghiệp và xã hội nơi chúng tôi hoạt động”.
Đó là lời thề đạo đức lần đầu tiên được hàng trăm thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ) tuyên bố trong lễ tốt nghiệp năm nay.
Doanh nhân tốt trong thời đại này không chỉ làm giàu cho bản thân mà công việc đó phải có ích cho cộng đồng nơi doanh nghiệp mình làm ăn. Doanh nhân tốt phải sở hữu các giá trị là tính chính trực, sự sáng tạo, khát vọng vươn xa, tâm huyết và sự tôn trọng cộng đồng và môi trường. Vì thế, lời thề Hippocrates dành cho những người làm nghề chữa bệnh cứu người nay không chỉ giới hạn trong ngành y. Câu nói: “Tôi sẽ không làm hại ai” mà những lương y áo trắng thường nói nay đã được các doanh nhân tương lai ghi nhớ.
Peter Escher, 29 tuổi, tuần qua đã tốt nghiệp khóa MBA ở Đại học Harvard. Từng làm việc cho tổ chức phi chính phủ ở Kenya và một công ty chứng khoán tại Mỹ, Peter muốn cùng các bạn học khi ra trường sẽ giữ được đạo đức trong kinh doanh. Đọc lời thề là một cách để giữ đạo đức đó trong bối cảnh thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính mà một trong những nguyên nhân là thói tham lam và ích kỷ của những người làm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
CNN cho biết thật ra lời thề dạng này đã có từ năm 1908, khi khóa MBA đầu tiên được dạy ở Harvard. Nhưng có lẽ lời thề đó đã bị bỏ quên trong thế giới mà những sinh viên tốt nghiệp của Trường Harvard quan tâm hơn tới lợi nhuận ngày càng cao và những khoản tiền thưởng kếch sù. Nay Peter Escher khẳng định khủng hoảng kinh tế đã đưa vấn đề đạo đức kinh doanh trở thành chủ đề nóng bỏng cho các thạc sĩ hiện tại về sự bền vững trong kinh doanh.
Jeremy Moon, Giám đốc Trung tâm Quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Đại học Kinh doanh Nottingham (Anh), nói các thạc sĩ kinh doanh có xu hướng quan tâm tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với 45% sinh viên tại trường này đăng ký học ít nhất một học phần liên quan đến lĩnh vực trên.
Trong phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, người ta thấy có việc tự nguyện từ bỏ những hoạt động gây hại cho cộng đồng, cho dù những hoạt động này là hợp pháp. Giờ đây ba giá trị tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên là con người, hành tinh, lợi nhuận.
Dù ông Moon không tin vào chuyện sinh viên có thể thay đổi sâu sắc về đạo đức kinh doanh nhưng thừa nhận sinh viên đang thay đổi về cách nhìn liên quan tới giá trị bền vững trong kinh doanh. Tuy vậy, tuyên thệ để thành người tốt thì có lẽ hơi ngây thơ trong thời buổi “cắt cổ” này. Theo ông, các trường dạy kinh doanh phải cung cấp các khóa học để nâng cao nhận thức của sinh viên về lĩnh vực này.
Để giữ mình đi đúng con đường, những thạc sĩ đọc lời thề cũng giữ một tấm thẻ nhắc nhở hữu hình về lời thề của họ. Nhưng sợ là thế vẫn chưa đủ, họ còn có website “MBA Oath - Lời thề MBA” (http://mbaoath.org/) để tạo mạng lưới giúp cộng đồng những người đã tuyên thệ thảo luận các vấn đề gặp phải trong thực tế để vẫn giữ mình là doanh nhân đáng tin cậy.
Đến nay, trang web lời thề trên mạng đã có gần 1.000 chữ ký từ các cựu học sinh của Harvard và sinh viên quản trị kinh doanh từ các trường kinh doanh khác. Theo thạc sĩ Escher, về lâu dài “thề có đạo đức” cũng phù hợp với mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. “Đối xử với con người thật tốt và nghĩ về tương lai lâu dài sẽ tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh”, Escher tin tưởng.
Nhà quản lý tìm cách làm thật tốt một công việc, còn người lãnh đạo lại cố gắng xác định đúng công việc để làm. Điều này cho thấy, tuy ở vị trí đứng đầu, nhưng vai trò của nhà quản lý và lãnh đạo hoàn toàn khác biệt. Nhầm lẫn giữa hai vai trò này khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp bế tắc.
Chủ đề của sự lãnh đạo truyền cảm hứng đang được thảo luận không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Cụ thể hơn, câu hỏi được nêu lên là làm thế nào các nhà lãnh đạo xuất chúng truyền cảm hứng cho đội ngũ của họ?
Lịch sử sẽ ghi danh những người lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ để đương đầu và giải quyết tốt những khó khăn thử thách lớn nhất trong lịch sử đất nước, với tâm thế thực sự "do nhân dân và vì nhân dân".
Tháng 10-2010, ông Nguyễn Quang Hiển, Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ Phú Quý và Trung tâm Hội nghị White Palace, rời chức vụ của mình sang làm ở một công ty khác. Trước ngày ra đi, ông Hiển được công ty tổ chức một bữa tiệc lớn như một lời cảm ơn quãng thời gian ông làm việc ở đó.
Khi công việc kinh doanh ở vào thời điểm không mấy thuận lợi như hiện tại, một vị lãnh đạo tài ba là người biết cách chỉnh đốn lại nội lực và nhìn xa ra bên ngoài.
Lãnh đạo được định nghĩa là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới, trong đó lấy sự tin tưởng làm nền móng. Người lãnh đạo bản thân họ cần phải là người có đạo đức trong mọi quyết định và hành động của mình nhằm tạo ảnh hưởng tới cách cư xử của nhân viên một cách hợp lý.
Đến với cuộc tọa đàm “Phương cách lèo lái công ty qua cơn khủng hoảng”, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) tổ chức tuần qua, nhiều doanh nhân không giấu nổi tâm trạng đầy ắp lo âu. Chuyên viên tư vấn tài chính Võ Tá Hân, cộng tác viên lâu năm của TBKTSG, diễn giả chính của buổi tọa đàm, đã lưu ý các doanh nghiệp “cần biết rõ mình đang lo lắng điều gì. Những nỗi lo mông lung không giúp giải quyết vấn đề”.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã khiến nhiều nhà lãnh đạo phải đau đầu tìm lối thoát. Trên thực tế, bất kỳ nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào cũng đều từng đi tìm phương án trả lời tối ưu cho câu hỏi “phải làm gì?” vì không ai có thể đoán trước được diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng về thanh khoản của một loạt ngân hàng Mỹ đã lan ra hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tình hình khó khăn này kéo dài bao lâu sẽ tùy thuộc vào giải pháp của các chính phủ, các tổ chức tài chính cũng như doanh nghiệp! Chắc chắn đây là thời điểm của những thay đổi to lớn, và những thay đổi lớn như thế thường mang đến cả mối nguy cơ lẫn cơ hội.
Nếu là một doanh nhân đang nỗ lực để trở thành người đứng đầu doanh nghiệp hay công ty, bạn cần biết yếu tố quan trọng làm thế nào để xây dựng được sự tự tin một cách đa dạng nhất.
Hàng ngày, chúng ta vẫn được nghe không ít các tin tức xấu về số lượng các công ty nhỏ phải đóng cửa hay chuyển dời, tuy nhiên, trên thực tế, mọi chuyện vẫn không đến nỗi tồi tệ như vậy: Hàng năm, có hàng nghìn các công ty nhỏ được thành lập và một tỷ lệ phần trăm khá cao trong số các công ty đó đã học được cách tồn tại trong một vài năm đầu mới hoạt động và dần gặt hái các thành công kinh doanh.
Đôi khi, chúng ta chỉ nhìn thấy sự việc ở tầm vĩ mô mà quên đi các chi tiết hay đôi lúc lại quá chú tâm vào các tiểu tiết mà không nhìn thấy toàn cảnh của vấn đề. Nhà lãnh đạo thành công phải là người biết nhìn nhận ở nhiều cấp độ, phải biết “suy nghĩ bao quát nhưng vẫn chi tiết”.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.