Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn cách đón đầu cơ hội thời hậu khủng hoảng

Nhiều doanh nghiệp đang tìm cách đón đầu cơ hội thời hậu khủng hoảng. (Ảnh: Internet).

 Khủng hoảng đã đặt ra yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế với các nội dung tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp, ngành sản xuất và điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường. 


Đó là nhận định của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại tại hội thảo “Đón đầu cơ hội thời hậu khủng hoảng” do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/7. 

Ông Tuyển cho rằng, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nhiều hơn nữa cho thị trường nội địa. 

Chính nhu cầu thị trường nội địa vẫn vững đã giúp nền kinh tế Việt Nam giữ được mức tăng trưởng 3,9% trong 6 tháng đầu năm, trong khi xuất khẩu giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về phát triển doanh nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, các doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược tìm kiếm và tận dụng các nguồn lực ở bên ngoài; có chiến lược sách lược thị trường và bạn hàng khôn ngoan, linh hoạt. 

Các doanh nghiệp cũng cần kết nối và phát huy lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài; sẵn sàng đối phó với các tranh chấp thương mại, kể cả chủ động tự bảo vệ và "tấn công" khi cần. 

Mặt khác, các doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo; xây dựng những thương hiệu mạnh; mở rộng và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa; thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng đầu tư ra bên ngoài.

Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh đã đánh giá cao tác động của gói kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP, hạn chế suy giảm kinh tế. 

Buổi hội thảo đã thu hút gần 300 đại biểu đại diện các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham dự với các tham luận tập trung đánh giá lại nội lực của kinh tế Việt Nam, dự báo chỉ số VN-Index đến cuối năm 2009, định hướng đầu tư vào thị trường bất động sản, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.../.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • M&A doanh nghiệp: Luật cần mở hơn!
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN: Lại vướng... cơ chế
  • Tận dụng cơ hội trong khủng hoảng
  • Có cần một đạo luật riêng về độc quyền nhà nước?
  • Xu thế kinh tế thế giới cuối năm 2009
  • M&A ở VN thiếu chuyên nghiệp
  • Bẫy giăng phía trước
  • Các nước đang phát triển cần hệ thống tài chính nhỏ và đơn giản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com