Từng là Bộ trưởng Kinh tế Slovenia ngay từ những ngày đầu tách khỏi LB Nam Tư, Tea Petrin tham gia hoạch định những chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Theo quan điểm của bà, kinh tế tri thức là sự kết nối giữa các thành phần kinh tế trong xã hội để tạo ra dòng chảy tri thức cập nhật mà tất cả mọi người cùng được hưởng lợi.
Dưới đây là bài phỏng vấn bà Tea Petrin của tạp chí Tia Sáng.
Bà có thể điểm qua một số thay đổi chính của Slovenia sau khi độc lập?
Trước khi độc lập, Slovenia có một thị trường lớn ở Nam Tư. Năng lực chế tạo của chúng tôi khá phát triển, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao trong ngành điện tử, công cụ, dệt may. Các sản phẩm này được bán rộng rãi tại các nước thuộc Liên bang Nam Tư và các nước Đông Âu.
Tuy nhiên, những thị trường truyền thống này bị mất khi Slovenia độc lập. Trong khi thị trường nội địa với 2 triệu dân là quá nhỏ, Slovenia buộc phải cạnh tranh với nhập khẩu từ Tây Âu đồng thời tìm cách tăng xuất khẩu vào thị trường này. Chúng tôi nhận thức rằng năng xuất và sản phẩm của chúng tôi không đạt được ở mức tiêu chuẩn cao so với các nước châu Âu khác. Điều đó thúc đầy các công ty của Slovenia phải nâng cao trình độ công nghệ, quản lý và tổ chức.
Tea Petrin hiện là giáo sư kinh tế và khởi sự kinh doanh tại khoa Kinh tế đại học Ljubjana và là giáo sư thỉnh giảng đại Đại học California, Berkeley, Đại học Massachusetts.
Bà từng là Bộ trưởng Kinh tế của Slovenia (1999-2004) và là đại sứ của Cộng hòa Slovenia tại Hà Lan (2004-2008).
Giáo sư Tea Petrin là Trưởng nhóm chính sách cụm của Liên minh châu Âu (2009-2010).
Bà là chuyên gia của tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc từ những năm 1990.
Đâu là vai trò Chính phủ trong việc đổi mới cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế? Mặc dù tính cạnh tranh, đổi mới và tinh thần kinh doanh thường tới từ lĩnh vực tư nhân, không thể phủ nhận rằng thành công kinh doanh phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ trong việc tạo ra những điều kiện phù hợp cho nền kinh tế hoạt động.
Tôi làm việc cho Chính phủ vào thời điểm đó. Chúng tôi đã tập hợp thông tin về nền kinh tế bằng cách đi thăm các công ty, và tìm kiếm qua các nghiên cứu. Dựa vào các thông tin này chúng tôi đã đề ra các chính sách mới. Nguyên tắc của chúng tôi là không trợ giúp nhiều cho những doanh nghiệp không hiệu quả mà khởi động những chương trình kinh tế trên quy mô rộng, sử dụng những khoản tiền nhỏ cho việc truyền bá vào nền kinh tế những kinh nghiệm và tri thức cơ bản phục vụ kinh doanh sản xuất trong bối cảnh thị trường còn thiếu những kinh nghiệm này.
Chính sách này đã được thiết kế để khắc phục chênh lệch khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vào năm 1999. Khi đó, tăng trưởng của chúng tôi chỉ là 3%. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của tri thức để đạt được vị trí phát triển mới. Tri thức không ngừng được tạo ra trong xã hội, và trên thế giới nhưng nếu bạn không bắt kịp bạn sẽ không tiến bộ. Bên cạnh đó, nếu chỉ đưa ra một vài mục tiêu nhưng không có kế hoạch chiến lược để đạt được các mục tiêu này thì tất cả chỉ là mong ước. Đó là lý do tại sao các chính sách chiến lược lại quan trọng.
Cụ thể là nhà quản lý đã tương tác với doanh nghiệp như thế nào?
Chúng tôi nhận thấy sự phát triển về kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển về công nghệ, tri thức và tinh thần kinh doanh. Các quốc gia phát triển ở mức cao là những quốc gia có trình độ công nghệ phát triển và luôn có những tiến bộ. Vấn đề chính là phải giúp các công ty nâng cao trình độ công nghệ. Tinh thần kinh doanh là động cơ của thay đổi và phát triển. Doanh nhân luôn tìm kiếm những cái mới (về công nghệ, sản phẩm hay thị trường), có nghĩa là họ mang đổi mới tới cho nền kinh tế. Ở đây, không chỉ đổi mới mang tính chất đột phá mới cần thiết, mà thường những đổi mới nhỏ như những thay đổi về thiết kế, chất lượng, quy trình sản xuất cũng rất quan trọng.
Khi chúng tôi đưa ra các chính sách mới, chúng tôi mời các công ty, đại diện của các công ty nhỏ và lớn vì chúng tôi muốn tác động tới cả nền kinh tế. Chúng tôi đã thành lập các ủy ban về cạnh tranh, công nghệ, du lịch… Thành viên của các ủy ban là đại diện từ các bộ, trường đại học, doanh nghiệp và các cơ quan phát triển. Chúng tôi gặp mặt hai tuần một lần kể từ đầu năm 1999, rồi sau này mỗi tháng một lần.
Chúng tôi làm việc chặt chẽ và chuyên nghiệp với công ty. Chúng tôi học từ họ và cố gắng tìm hiểu xem họ biết gì, đâu là những vấn đề tồn tại, làm thế nào để giúp họ, ví dụ như trong việc khuyến khích đổi mới công nghệ.
Làm sao để đảm bảo các chính sách gắn kết với thực tiễn?
Chúng tôi cố gắng hiểu về thực trạng của nền kinh tế. Nếu chúng tôi chỉ ở trong các văn phòng và đề ra các chính sách không gắn với thực tế, sẽ không có kết quả. Chúng tôi muốn có những tri thức hữu dụng. Hiệu quả của việc đầu tư vào nền kinh tế tùy thuộc vào mức độ hiểu biết về vấn đề của nền kinh tế. Khi chúng tôi hiểu rõ những vấn đề chính, chúng tôi có thể đề ra các chính sách và các hợp đồng thầu để khuyến khích các công ty nâng cấp và khắc phục các vấn đề của họ.
Chính sách mà chúng tôi đề ra nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế: trình độ công nghệ, quản lý, và tổ chức còn tương đối thấp. Để cải tiến công nghệ, chúng tôi đưa ra các hợp đồng về hỗ trợ cải tiến công nghệ trong đó tất cả các công ty đều có thể nộp hồ sơ. Chúng tôi không đưa tiền trực tiếp cho bất cứ công ty nào mà tiến tuyển chọn cạnh tranh. Ví dụ, khi công ty muốn thực hiện sản xuất tinh gọn họ cần tri thức nhất định về quá trình sản xuất và quản trị. Tri thức này thiếu vắng trong hầu hết các công ty. Các công ty mong muốn nâng cấp công nghệ phải nộp hồ sơ xin hỗ trợ, sau đó nếu đáp ứng được các tiêu chí của chúng tôi thì sẽ nhận được hỗ trợ của Chính phủ.
Không chỉ đổi mới mang tính chất đột phá mới cần thiết, mà thường những đổi mới nhỏ như những thay đổi về thiết kế, chất lượng, quy trình sản xuất cũng rất quan trọng.
Các hợp đồng hỗ trợ cải tiến công nghệ không dễ viết. Chúng tôi phải đưa ra thông điệp rõ ràng cho các công ty: họ sẽ phải làm gì, chúng tôi mong muốn gì ở họ. Ví dụ Bộ kinh tế đã đưa ra các hợp đồng hỗ trợ cho 20 chương trình trọng điểm (“20 keys program”). Bộ kinh tế khuyến khích và hỗ trợ về tài chính cho việc vận dụng các cách tiếp cận thực tế theo những kinh nghiệm quốc tế thành công đã được công nhận trên thế giới để đưa ra chiến lược đổi mới từng bước. 20 chương trình trọng điểm bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, cho phép các công ty tham gia có thể xác định được họ đang ở đâu so với các công ty hàng đầu thế giới. Với việc triển khai 20 chương trình trọng điểm, tính cạnh tranh của một doanh nghiệp được nâng cao bắt nguồn từ quản lý công nghệ và việc tổ chức cải tiến công việc một cách liên tục từ cấp độ sản xuất thô sơ nhất, cho phép phát triển sản phẩm nhanh hơn với chất lượng cao hơn và chi phí ít hơn. Vì sao cần phát triển các cụm công nghiệp?
Khi bắt đầu triển khai chương trình chính sách công nghiệp mới, hầu hết các công ty đều mong muốn nâng cao năng suất. Chúng tôi giải quyết ở cả hai mặt: với công ty và với các quần thể công nghiệp. Đối với nâng cao năng suất của quần thể công nghiệp, chúng tôi khuyến khích phát triển các cụm kinh doanh trong đó khả năng đổi mới sáng tạo được xây dựng và tăng cường thông qua sự tương tác giữa các công ty trong cụm và giữa các cụm với nhau. Để nâng cao năng suất công ty, chúng tôi tìm cách để giúp các công ty thu nhận tri thức mới nhất cần thiết cho việc tổ chức sản xuất.
Vấn đề phổ biến hiện nay thiếu một dòng luân chuyển tri thức giữa khu vực công nghiệp và giới khoa học cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau. Mỗi thành phần như những ốc đảo cô lập.
Nếu bạn muốn trở nên sáng tạo, bạn phải quan sát và tìm hiểu thông tin qua khách hàng cũng như các nhà cung cấp. Vấn đề phổ biến hiện nay thiếu một dòng luân chuyển tri thức giữa khu vực công nghiệp và giới khoa học cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau. Mỗi thành phần như những ốc đảo cô lập. Những người làm nghiên cứu nói rằng họ làm nghiên cứu tốt nhưng các doanh nghiệp thì không cần các nghiên cứu này; trong khi đó các công ty thì than phiền bên nghiên cứu không tạo ra được tri thức liên quan tới nhu cầu của họ. Những người ở các trường đại học thì rất giỏi nói về điều nên làm nhưng rất yếu trong việc biến tri thức của họ trở thành các sản phẩm bán được trên thị trường.
Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích phát triển cụm hợp tác để tạo điều kiện phát triển kết nối giữa công ty và các cơ sở nghiên cứu nhằm chia sẻ tri thức và thông tin. Ở đây, lòng tin đóng vai trò quan trọng. Các công ty không dễ chia sẻ tri thức vì họ xem các công ty khác là đối thủ. Đây là cách suy nghĩ cũ. Chúng tôi cần phải khuyến khích họ khắc phục cách kinh doanh theo kiểu cũ này.
Làm thế nào để khuyến khích kết nối giữa các công ty và các cơ sở hỗ trợ?
Đầu tiên, chúng tôi giải thích về khái niệm cụm công nghiệp. Chúng tôi tổ chức các cuộc gặp tại văn phòng thương mại, mời đại diện của các công ty, cơ sở nghiên cứu, trường học và các cơ quan. Chúng tôi bàn luận về khái niệm cụm và làm thế nào để khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty độc lập, và các đơn vị liên quan khác, về lợi ích của tạo lập cụm. Bằng cách chia sẻ tri thức bạn sẽ nâng cao nhận thức chung và tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau, điều không thể có nếu chỉ đơn thuần đầu tư bằng tiền bạc. Chúng tôi cũng tổ chức đào tạo cho quản lý cụm.
Chúng tôi hỗ trợ các công ty trong cụm thí điểm và cũng hỗ trợ các quản lý trong vòng 3 năm. Nếu mạng lưới hoạt động tốt, các công ty nhận thấy lợi ích, cụm sẽ được phát triển và các công ty mới sẽ tham gia cụm.
Chúng tôi khuyến khích việc thành lập các cụm bằng cách đưa ra hợp đồng mời các nhóm khoảng 10 doanh nghiệp và 3 tổ chức hỗ trợ (nghiên cứu phát triển hoặc trường đại học). Khi nộp đơn, họ sẽ phải nói rõ mong muốn, cam kết làm việc cùng nhau và kỳ vọng từ việc tạo dựng mạng lưới, đưa ra kế hoạch hành động với sứ mạng và tầm nhìn về dự định họ sẽ hoàn thành trong giai đoạn 5 năm. Với hợp đồng đầu tiên dạng này, 6 nhóm nộp đơn và chúng tôi lựa chọn 3 nhóm để thành lập cụm thí điểm về ô tô, vận tải và chế tạo công cụ.
Tại các cụm thí điểm này, người ta bầu ra một người đại diện gọi là quản lý cụm. Các quản lý cụm độc lập với các công ty và họ làm việc vì lợi ích của công ty. Họ là những người khuyến khích kết nối giữa các công ty trong cụm. Họ tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh, đưa thông tin tới công ty. Chúng tôi hỗ trợ các công ty trong cụm thí điểm và cũng hỗ trợ các quản lý trong vòng 3 năm. Nếu mạng lưới hoạt động tốt, các công ty nhận thấy lợi ích, cụm sẽ được phát triển và các công ty mới sẽ tham gia cụm. Chúng tôi khuyến khích sự hợp tác của các công ty trong một chuỗi giá trị. Cụm ô tô đã rất thành công. Người quản lý cụm này đã được nhận giải thưởng đầu tiên cuả EU, sau đó từ năm 2006 EU bắt đầu có giải thưởng dành cho quản lý cụm.
Các trường học và cơ quan nghiên cứu gắn kết với các cụm công nghiệp như thế nào? Chúng tôi làm việc với các bộ khác như Bộ khoa học và giáo dục để khuyến khích hợp tác giữa các công ty và các cơ sở R&D, trường đại học. Ví dụ, để lôi kéo những người làm nghiên cứu sang doanh nghiệp, chúng tôi có những hợp đồng theo đó Chính phủ sẽ trả lương cho nghiên cứu trẻ trong hai năm. Công ty sẽ phải viết báo cáo về nghiên cứu trẻ đang làm gì trong thời gian nhận tài trợ, nếu công ty không đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong hợp đồng thì sẽ phải trả lại tiền. Nhưng những trường hợp như vậy đã không xảy ra. Công ty đều sử dụng các nhà nghiên cứu trẻ để mang tới giá trị thặng dư cho công ty.
Để kết nối công ty với giới khoa học, chúng tôi đưa ra chương trình voucher (một hình thức tài trợ của Chính phủ, với các voucher này, doanh nghiệp có thể tiến hành thuê tư vấn bên ngoài mà không phái trả tiền hoặc chỉ trả một phần) dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2004, với hệ thống này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khuyến khích tiếp xúc với các tổ chức hỗ trợ để tiếp thu tri thức mới. Ban đầu khi chương trình được đưa vào, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng voucher để thuê công ty tư vấn nâng cao khả năng quản lý, sau đó voucher về tư vấn, đổi mới được đưa vào. Hiện nay voucher được đưa vào nhằm mục đích hỗ trợ quá trình tái cấu trúc kinh doanh (nhấn mạnh tới phát triển bền vững). Hệ thống voucher này đã được EU thừa nhận là một trong những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Làm sao để đảm bảo tính minh bạch cho quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ của Chính phủ dành cho các công ty?
Để tăng sự minh bạch, chúng tôi đưa ra những tiêu chí và quy trình tuyển chọn rõ ràng qua qua các công thông tin đại chúng để mọi người có thể kiểm tra. Bên cạnh đó, chúng tôi có một ủy ban đánh giá độc lập bao gồm những người hiểu rõ về công nghiệp, quản lý và tài chính, và có vai trò độc lập về chính trị.
Để tăng sự minh bạch, chúng tôi đưa ra những tiêu chí và quy trình tuyển chọn rõ ràng qua qua các công thông tin đại chúng để mọi người có thể kiểm tra. Bên cạnh đó, chúng tôi có một ủy ban đánh giá độc lập bao gồm những người hiểu rõ về công nghiệp, quản lý và tài chính, và có vai trò độc lập về chính trị. Ví dụ, Quỹ Doanh nghiệp của Slovenia (SEF), cơ quan nhà nước, được thành lập để xét duyệt tài chính cho các giai đoạn phát triển khác nhau của công ty – các dự án thương mại của các công ti vừa và nhỏ, và cung cấp vốn cho các công ty mới thành lập dựa trên nguyên tắc cạnh tranh. SEF cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tài chính của quốc gia và quốc tế, ví dụ các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển Slovenia, Quỹ đầu tư châu Âu (EIF) và Hiệp hội bảo hiểm châu Âu. Một công ty mới thành lập nếu thành công trong đấu thầu có thể nhận được từ SEF 70.000 euros để khởi sự và hoạt động trong vòng 3 năm. Một số doanh nghiệp khởi đầu bị thất bại, nhưng một số trở thành những công ty thành công. Theo triết lý của đầu tư mạo hiểm, đây là tiền “giống” để các công ty mới xuất hiện. Thành công chỉ của một vài công ty nhưng doanh thu đủ lớn để bù đắp lại những hao hụt của quỹ đầu tư đã rót vào các công ty thất bại.
Mối liên hệ giữa nghiên cứu và giảng dạy ở Slovenia
Tea Petrin đang giảng dạy tại ĐH Ljubjana, một trong những trường đại học tốt nhất của Slovenia và được xếp trong số 500 trường đại học tốt nhất của thế giới. Đội ngũ cán bộ giảng dạy ở đây cũng đồng thời nghiên cứu và giảng dạy do quan điểm cho rằng không có nghiên cứu thì tri thức trở nên lỗi thời. Tại trường của Tea Petrin, 20-30% lương của giáo sư từ nghiên cứu. Các giảng viên cố gắng mang những tri thức mới nhất vào giảng dạy.
Các giảng viên và trợ giảng cần phải có 3 tháng ở nước ngoài trước khi đảm nhận vị trí cao hơn ở trường đại học. Các giáo sư quốc tế được mời tới giảng dạy ở các chương trình tiến sĩ. Trường đại học cũng là nơi tổ chức hội thảo cho công chúng bên ngoài (công ty và các cơ quan nhà nước) nhằm trao đổi tri thức. Sinh viên đánh giá giáo sư sau mỗi khóa học. Viêc này làm tăng thêm áp lực cho đội ngũ giảng dạy nhưng giúp chúng tôi tự đánh giá.
Tại một số trường kỹ thuật, thiết bị tại các phòng thí nghiệm ban đầu khá lạc hậu. Do vậy, người ta đã đề ra sáng kiến: thuyết phục các công ty tốt nhất mua các thiết bị cho các trường kỹ thuật và những chi phí này sẽ không phải chịu thuế. Bên cạnh đó, các công ty còn có thể cử nhân viên tới làm việc tại các phòng thí nghiệm này.
--------------------- Ngọc Tú thực hiện // Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
Khác với Việt Nam, Trung Quốc, Nga và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, chuyển đổi hoàn toàn tự lực, và không có đối chứng so sánh, khó định lượng được mức độ gian nan và trường kỳ của quá trình chuyển đổi, nền kinh tế Đông Đức được Tây Đức đổ bao nhân, tài, vật lực, công cụ luật pháp hỗ trợ, nhưng tới nay vẫn còn cần tiếp 50 năm nữa mới đuổi kịp đối chứng Tây Đức, vốn cả hai cùng xuất phát điểm năm 1945 hoàn toàn tương đương nhau về mọi mặt.
Theo một công trình nghiên cứu thì năm 2011 những lái xe người Đức bình quân bị mất 36 giờ đồng hồ vì ùn tắc giao thông, giảm ba giờ so với năm trước. Nếu người ta tin vào những nghiên cứu này thì đây là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế.
Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay "niềm tin" của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá... như lời hứa.
Vấn đề của một nước thu nhập trung bình thấp như Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các thị trường yếu tố sản xuất (vốn, đất đai và lao động) và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất.
Có giả thiết cho rằng sự khác biệt về thể chế kinh tế là nguyên nhân cơ bản của các mẫu hình khác nhau trong tăng trưởng kinh tế. Cốt lõi của giả thiết này dựa trên luận điểm cách thức con người tổ chức xã hội của họ quyết định xã hội đó có thịnh vượng hay không. Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế.
Đó là chữ “trí” trong “phi trí bất hưng”, một đúc kết mang tính quy luật về sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhưng liệu có đúng thế không nhỉ?
Trí óc con người ta thường lúng túng và lầm lẫn trước vấn đề tự do kinh tế. Trong suốt hai thế kỉ qua phương Tây đã là nơi thể hiện tính ưu việt của tự do kinh tế, nhưng như nhà thần học Michael Novak đã chỉ ra: “Trong lịch sử trí tuệ phương Tây, thóa mạ tự do kinh tế là một trong số ít đề tài được nhiều người thảo luận nhất”.
Khu District of Columbia cho thấy thuê làm ngoài có thể tiết kiệm được bao nhiêu, họ giảm được 80% chi phí e-mail và 90% chi phí lưu video nhờ chuyển sang dùng Gmail và Youtube. Các cơ quan trong khu vực công cùng chức năng nhưng hiệu quả hoạt động khác nhau đến ngỡ ngàng. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe trên đầu người của Thụy Điển chỉ bằng một nửa Mỹ nhưng dân Thụy Điển vẫn sống lâu hơn.
Vấn đề ngay trước mắt là khủng hoảng tài chính: các chính phủ đã chi đậm để chống đỡ cho các ngân hàng và thoát khỏi một cuộc đại suy thoái. Khi mà tổng nợ chính phủ trung bình của các nước OECD đã vượt 100% GDP và thị trường sợ sẽ có thêm những Hy Lạp mới, mọi chính phủ đều đang chịu sức ép đưa ra một kế hoạch giảm thâm hụt đáng tin cậy.
“Người ta bị thúc đẩy bởi những thứ khác và giới báo chí moi móc nhiều hơn. Bạn không thể thưởng hậu cho nhân viên giỏi… Trong kinh doanh bạn được thử nghiệm và ủng hộ dự án nào thành công. Bộ phận tốt được đầu tư, bộ phận kém bị loại bỏ. Trong chính quyền bộ phận kém lại nhận được mọi sự chú ý vì họ có những “thần hộ mệnh” đáng sợ nhất.”
Bất cứ ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia đều có thể kể một loạt yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ phát triển: vốn vật thể, vốn con người, công nghệ, thể chế...
Bằng cách giúp đỡ các công ty mới có nhiều sáng tạo trở thành các doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng tốc độ hồi phục kinh tế một cách nhanh chóng. Và tương lai kinh tế được kỳ vọng sẽ thuộc về những doanh nghiệp trẻ tuổi.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.