Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tương lai của nhà nước: Quyền lực Internet

Bất bình với chính phủ Mỹ? Có thể biết nó đang tốn kém bao nhiêu trên mygovcost.org. Chán nản với đường xá ở Anh? Truy cập fixmystreet.org

Đừng cố một mình

Về phần mình, khu vực công ở nhiều nước vẫn muốn tự mình làm mọi thứ.

Bất ngờ là Mỹ, quốc gia từng thuyết giảng đồng thuận Washington về tư nhân hóa cho toàn thế giới, vẫn sở hữu phần lớn hệ thống đường sắt, bến cảng và cấp nước; nước này cũng ít có các trường học vị lợi nhuận hơn.

Khu District of Columbia cho thấy thuê làm ngoài có thể tiết kiệm được bao nhiêu, họ giảm được 80% chi phí e-mail và 90% chi phí lưu video nhờ chuyển sang dùng Gmail và Youtube.

Các cơ quan trong khu vực công cùng chức năng nhưng hiệu quả hoạt động khác nhau đến ngỡ ngàng. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe trên đầu người của Thụy Điển chỉ bằng một nửa Mỹ nhưng dân Thụy Điển vẫn sống lâu hơn.

Bên cạnh chi phí còn là sự quan tâm. Viện toàn cầu McKinsey chỉ ra rằng tại một số bệnh viện Mỹ, y tá dành dưới 40% thời gian để chăm sóc bệnh nhân.

Chỉ mặt đặt tên chỉ là một cách cải thiện tình hình. Cơ quan đăng ký sức khỏe, một điển hình hay được nhắc tới, cung cấp số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của từng bệnh viện.

Sợ bị bêu xấu trên bảng xếp hạng cấp quốc gia là một động lực mạnh mẽ đối với họ.

Một nghiên cứu của Boston Consulting Group cho thấy chương trình đăng ký đục thủy tinh thể quốc gia của Thụy Điển không chỉ giảm mức độ nghiêm trọng của chứng loạn thị do phẫu thuật mắt mà còn thu hẹp khoảng cách đánh giá giữa bệnh viện tốt nhất và tồi nhất còn một nửa.

Hãy chờ và hãy đợi

Từ những ví dụ trên, một số người cho rằng khi những thông tin ấy trở nên phổ cập, việc cải cách chính quyền sẽ rất được ủng hộ.

Giống như người lái xe nếu thấy xe hỏng thì bỏ mua xe mới, các bậc phụ huynh Mỹ không còn chịu đựng lời xin lỗi của công đoàn giáo dục nữa khi họ biết con cái mình có thể đi học ở nơi khác vừa rẻ hơn mà lại tốt hơn.



Ít chính trị gia nào lại đặt câu hỏi về việc đưa ra xếp hạng thành tích các trường, trừ công đoàn ngành giáo. Một Bộ trưởng giáo dục cho rằng động lực cải cách giáo dục mạnh mẽ nhất là bảng xếp hạng quốc tế PISA của OECD (xem đồ thị).

Bộ phim tài liệu “Ngóng tìm siêu nhân” của đạo diễn Davis Geggenheim hướng mũi dùi vào công đoàn giáo dục Mỹ đã thành công vang dội.

Clayton Christensen từ Trường Kinh doanh Harvard, cây bút viết về sáng tạo được kính trọng nhất thế giới, nghĩ khu vực công sẽ bị đánh đổ bởi “những tế bào đột biến”, tức những tổ chức tách ra từ chính khu vực công.

Ông dẫn ra thành công của Guaranteach, một cửa hàng trực tuyến bán video dạy học do hai cựu giáo viên thành lập năm 2008.

Một làn sóng sáng kiến tiết kiệm từ các nước mới nổi cũng sẽ tác động tới khu vực công. Hàn Quốc dẫn đầu trong các bài kiểm tra kiến thức.

Ấn Độ đang có hướng đi rất khác biệt với vấn đề chăm sóc sức khỏe. Họ đã tìm ra cách giảm chi phí phẫu thuật tim bằng cách thành lập các bệnh viện cực lớn để tận dụng tính kinh tế theo quy mô.

Dân phương Tây bay đến Ấn Độ “du lịch chữa bệnh” còn rẻ hơn chữa bệnh ở quê nhà.

Nhiều người nghĩ internet sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực từ phía khu vực công nghiêng về các khách hàng của họ.

Lo lắng về trường học của con? Hãy gia nhập một nhóm thảo luận trên Facebook. Bất bình với chính phủ Mỹ? Có thể biết nó đang tốn kém bao nhiêu trên mygovcost.org. Chán nản với đường xá ở Anh? Truy cập fixmystreet.org.

Don Tapscott, một chuyên gia internet thông thái và đồng tác giả cuốn “Macrowikinomics,” chỉ ra sự nổi lên của “prosumer” (tạm dịch: người tiêu dùng chuyên nghiệp): thay vì chỉ chấp nhận những gì chính phủ mang lại, công dân sẽ định hình các dịch vụ mới.

Những nơi như khu District of Columbia và tỉnh New Brunswick của Canada đi tiên phong dưới sự lãnh đạo của thế hệ công chức trẻ thành thạo internet hơn. Ngay cả chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực khó thay đổi nhất, cũng có thể cải cách toàn diện.

Thế nên một cuộc cải cách toàn diện từ dưới lên đang diễn ra. Nhưng vì nhiều lý do, nó tiến chậm hơn so với ở khu vực tư nhân.

Ví dụ như một khảo sát gần đây của tờ New York Times về những trường học chất lượng kém ở 8 bang nước Mỹ cho thấy 44% số hiệu trưởng vẫn giữ được ghế.

Một vấn đề nữa là nguồn lực: có ít máy tính trong khu vực công hơn khu vực tư vì nhiều cơ quan chính phủ vẫn không phân biệt ngân sách mua sắm trang thiết bị với ngân sách hoạt động.

Ông Christensen nghĩ một trong những vấn đề chủ yếu là thiếu tiếng nói chung.

Khi còn là một học giả trẻ, ông có thể thuyết phục Intel thay đổi hướng đi chỉ bằng cách nói với các sếp rằng ngành thép đã lột xác thế nào nhờ sự ra đời của các lò cán thép mini thì ngành sản xuất chip cũng sẽ thay đổi như thế.

Dù vậy khi tới một hội thảo về chăm sóc sức khỏe, ông nói, mỗi người lại nói một kiểu riêng.

Bác sỹ, nhà bảo hiểm, bệnh viện và giới chính trị đều nói những chuyện khác hẳn nhau: “Người duy nhất có thể thực sự tập hợp được những cái đầu trên là chính phủ liên bang.”

Thực tế, dù áp lực từ phía dưới có tăng lên thì một tổ chức kiểu kiểm soát và chỉ huy chỉ thay đổi nếu tầng lớp lãnh đạo muốn điều đó. Và ở đây phần lớn các nước phương Tây đều giống Trung Quốc ở chỗ: lãnh đạo ngại đổi thay.

Đã có một số nỗ lực thúc đẩy sáng tạo. Geoff Mulgan dẫn ví dụ Mỹ đã cam kết chi 650 triệu đôla cho một quỹ sáng tạo ở trường học; Britain đã phân bổ 200 triệu Bảng cho y tế.

Barack Obama đã bổ nhiệm Vivek Kundra, người từng lãnh đạo bước đột phá công nghệ ở khu District of Columbia, làm Giám đốc công nghệ thông tin của nước Mỹ. Ông Kundra đã mạnh tay cắt bỏ nhiều chương trình và tiết kiệm được 3 tỷ đôla.

Nhưng cũng chính Obama đã đệ trình dự thảo ngân sách không đả động gì tới nhiều đặc quyền.

Tiến trình đổi mới không chỉ bị cản trở bởi đe dọa từ các nhóm lợi ích đặc biệt.

Mulgan giải thích rằng làn sóng tư nhân hóa trong những năm 80 và 90 thường không được lòng dân. Thiệt với họ là ngay trước mắt còn lợi ích lại không rõ ràng. Và đôi khi tái cơ cấu kéo dài thành nhiều giai đoạn nên không rõ công trạng thuộc về ai.

Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây khiến cử tri phải thay đổi cách nghĩ. Dường như hiện nay nhiều người chấp nhận cần cải tổ chính phủ hơn và cử tri cũng cho giới lãnh đạo nhiều thời gian hơn.

Dù cho cuộc thảo luận về trợ cấp và an sinh xã hội gần như còn chưa bắt đầu nhưng dù sao giới chính trị cũng đã được trao một cơ hội. Ở nhiều bang của Mỹ, các thống đốc đã nắm lấy cơ hội này.

Nhưng trên bình diện quốc gia không tổ chức nào lại khai thác triệt để cơ hội này như Đảng Bảo thủ Anh Quốc.
-----------------------------
Minh Tuấn
Theo Economist// CafeF
Bài viết nằm trong chuỗi Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist về tương lai của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Báo cáo đặc biệt về tương lai của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
  • Tương lai của nhà nước: “Bí kíp” chưa thiêng
  • Căn nguyên của phát triển
  • Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?
  • Nhìn lại để nhìn tới...
  • Phản biện chính sách ở Trung Quốc
  • Xác với hồn
  • Giám sát quyền lực công để phòng chống tham nhũng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com