Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trang bị khả năng phản ứng - biện pháp kích thích hiệu quả

Người ta đang quan tâm liệu Đạo luật phục hồi và tái đầu tư - thường được gọi là Gói giải cứu kinh tế (The Recovery and Reinvestment Act) của chính quyền Obama có thể đưa được nền kinh tế tiến tới tăng trưởng thông minh hay không?

Mặc dù vẫn sẽ còn không ít điều bàn ra tán vào về những khiếm khuyết trong gói giải cứu kinh tế của Obama, nhưng thực sự nó đã chứng tỏ là một liều thuốc kích thích không quá tệ đối với tình hình tài chính. Nhưng xét cho đến cùng, ngay cả một liều thuốc kích thích hoàn hảo cũng chưa chắc đã là một giải pháp tốt đối với khủng hoảng tầm vĩ mô.

Vấn đề thực tế không phải là sự kích thích mà là khả năng phản ứng. Chúng ta đã rơi vào cái bẫy của một nền kinh tế dở sống dở chết: một nền kinh tế mà các cơ quan đầu não đã tê liệt, nhưng trớ trêu thay họ lại định đưa ra phản ứng đầy thông minh, linh hoạt.

Tổng thống Barack Obama đã chính thức ký thông qua kế hoạch kích thích kinh tế đầy tham vọng trị giá gần 800 tỷ USD. Ảnh INT

Muốn có những bộ quần áo tốt hơn? Đừng hỏi Gap. Muốn có một phần mềm chất lượng hơn? Đừng hỏi Microsoft. Muốn những chiếc xe tuyệt hơn? Đừng hỏi Detroit. Muốn âm nhạc hay hơn? Đừng hỏi các hãng thu âm. Muốn dịch vụ y tế tốt hơn? Đừng hỏi các hãng dược phẩm lớn. Muốn ai đó giữ tiền cho bạn? Đừng hỏi các nhà băng. Xin chào mới các bạn đến với thế giới kinh tế Bizarro.

Nền kinh tế đang rơi vào trạng thái tê liệt. Các doanh nghiệp phản ứng chậm, hoặc thậm chí không thể phản ứng trước tình thế mới chỉ là một phần không đáng kể của tảng băng chìm. Bên cạnh đó, thị trường không thể phân bổ. Các nhà đầu tư không đầu tư. Ngân hàng không  còn giá trị. Người dân mất niềm tin, tiêu dùng giảm đáng kể.

Chuyện gì đang xảy ra vậy? Vấn đề thực sự không phải là chúng ta kích thích, thúc đẩy cái gì và ra sao, mà một thực tế quan trọng trước mắt là hầu hết không một doanh nghiệp nào của chúng ta có thể kịp thời phản ứng.

Những thể chế của ngày hôm qua đã khiến cho mọi tổ chức của chúng ta ngày hôm nay không thể phản ứng lại trước một thế giới ngày càng nhiều biến động bất thường. Vậy thế nào là khả năng phản ứng?

Đạo luật phục hồi và tái đầu tư được xây dựng trên tảng những quy luật mới của thế kỉ 21. Chiến dịch chính trị của Obama đã mở màn cho tân thế kỉ với một loạt các quy tắc, thể chế cấp tiến, giúp đạo luật khả thi, phát huy tác dụng trong bối cảnh mới. Ngoài ra, đạo luật này cũng được coi là liều thuốc kích thích đầu tiên trong thế kỉ mới và bản thân nó đã là hiện thân của những nguyên tắc tiên tiến.

Hiện nay, điều mà các tổ chức kinh tế thực sự cần là nâng cao khả năng phản ứng linh hoạt và kịp thời. Để chấm dứt tình trạng hiện thời, cần phải kê một đơn thuốc kích thích mới: phát huy tác dụng, giúp cải tổ, thúc đẩy sự phát triển của các thể chế, các tổ chức nói chung, chứ không phải chỉ nền tài chính nói riêng.

Chỉ có như vậy mới cải thiện được tình trạng què quặt, tê liệt, dở sống dở chết hiện nay của các hầu hết các tổ chức. Đó sẽ là lúc Gap, Detroit, Microsoft, những hãng dược phẩm lớn, các hãng thu âm nổi tiếng, các ngân hàng sẵn sàng nói lời chào với thế mới và gõ cửa nhà bạn. 

Có lẽ không gì có thể ngăn cản chúng ta phát triển giao dịch thương mại từ nay tới ngày tận thế. Dù vậy, cần phải nhấn mạnh rằng nếu không có những tổ chức phản ứng nhanh hơn, thất bại của chúng ta ngày hôm nay sẽ lại tiếp tục tái diễn, và với tốc độ nhanh hơn, hậu họa kéo theo là chẳng ngành công nghiệp mới nào được tạo ra, cũng như không có ngành cũ nào được cải tổ.

Đạo luật mới được coi là công cụ đắc lực mà chính quyền Obama và thậm chí là tất cả chúng ta có thể tận dụng để khai sinh và làm bùng nổ khả năng phản ứng linh hoạt. Khả năng đó phụ thuộc chủ yếu vào các thể chế. Tuy nhiên, khái niệm về thể chế lại là phạm trù tương đối nhạy cảm, đôi khi khó có thể biết nó bắt đầu ở đâu và kết thúc khi nào.

Vì thế chúng ta hãy cùng nhau làm cho vấn đề trở nên rõ ràng, cụ thể, bằng cách sử dụng một thẻ điểm do chúng tôi nghiên cứu và phát triển. Thẻ điểm này sẽ giúp có một cái nhìn sáng sủa hơn về thể chế, đặc biệt là trong quá trình tái tạo 4 loại thể chế căn bản. Chúng tôi sử dụng nó để nhìn nhận, và giúp đỡ những người ra quyết định nhìn nhận xem những ai đang gieo mầm, phát triển và nuôi dưỡng cái hạt giống phản ứng nhanh kia – và bạn hoàn toàn có thể làm điều tương tự.

Bạn có đang định nghĩa lại kinh tế học về quyền sở hữu? Quyền sở hữu song hành cùng với cả lợi ích và chi phí. Lấy ví dụ về chi phí như việc các công ty có thể xây dựng hẳn một vườn ươm nhân tài đơn thuần vì mục đích xác định địa vị cạnh tranh. Còn về mặt lợi ích, chẳng hạn như việc ngành công nghiệp truyền thông đang tự tước mất lợi thế của mình thông qua việc quản lý bản quyền cứng nhắc.

Vậy ai là người có thể phát triển các loại hình sở hữu tốt hơn nhằm tạo ra giá trị cho tất cả mọi người? Và nếu có bất kì nền kinh tế, các doanh nghiệp nào làm tốt được việc này,  thì chắc chắn lợi thế sẽ cứ thế thẳng tiến trôi về phía đó. Radiohead là một ví dụ, họ trao cho người dùng quyền được trả những gì họ muốn cho nguồn âm nhạc mở, thay vì yêu cầu khách hàng phải đăng kí theo định kì với mức giá cố định.

Bạn có đang định nghĩa lại kinh tế học về hợp đồng và các tiêu chuẩn? Bạn làm cách nào để biết được rằng các hợp đồng ngày nay không đạt hiệu quả? Quy mô và tốc độ tăng trưởng thực tế của ngành công nghiệp pháp lý hiện nay chính là minh chứng hiện hữu cho thấy rằng việc kí kết hợp đồng đang ngày một trở nên đắt đỏ, tốn kém. Bạn đã từng đọc hết một bản thỏa thuận bản quyền người dùng cứng nhắc và dài dòng  bao giờ chưa? Tôi đoán là chưa, đó chính là lý do vì sao việc kí kết hợp đồng ngày nay lại hay tốn kém, cồng kềnh và thiếu hiệu quả đến vậy.

Trong thế kỉ 21 này, bất kì ai có thể sáng tạo ra những loại hợp đồng tốt hơn, đều sẽ dễ dàng và nhanh chóng nhận thấy rằng nó mang lại một lợi ích khổng lồ. Hãy hỏi gã khổng lồ Google – người tiên phong đưa cái nhìn mới cho ngành quảng cáo, định nghĩa lại các điều khoản của hợp đồng cũ rích, biến chúng thành những điều khoản cho phép việc chi trả sẽ gắn chặt với dung lượng quảng cáo thực tế.

Bạn có đang định nghĩa lại kinh học về quản lý? Từ  lâu nay, việc quản lý các tổ chức kinh tế đã biến thành một loại hình ủy thác, giải quyết theo kiểu dĩ hòa vi quý. Ban giám đốc thì sung sướng khi nhìn thấy các CEO đang rót đầy tiền vào túi của họ. Còn các CEO thì hạnh phúc khi thấy thành viên ban giám đốc mời bạn thân chí hữu của mình tham gia vào các ban bệ.

Quản lý nguy hiểm kiểu như thế đã dần ăn mòn nhiều ngành công nghiệp như ô tô, dược phẩm, trang sức, tài chính, và nhà ở; biến chúng thành những phần tử rời rạc. Quy tắc mới cho việc cơ cấu, tập hợp, vai trò, trách nhiệm của những nhà quản lý cấp cao và của ban giám đốc, sẽ giúp đem đến một sắc diện tươi mới cho kinh tế học về quản lý.

Lợi thế sẽ phụ thuộc nhiều vào việc làm này – khi chúng ta có thể tái tạo nhiều cách thức hiệu quả để kiểm soát các nhà quản lý, lúc đó nhiều giá trị mới sẽ được tạo dựng: hãy xây dựng và quan sát một cộng đồng mở, nơi mà ở đó mỗi người đều đồng thời là công nhân, là nhà quản lý, và là một thành viên không chính thức của hội đồng.

Bạn có đang định nghĩa lại kinh tế học về quản trị? Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay không chỉ đơn giản xoay quanh tiền bạc, mà quan trọng hơn là vấn đề quản trị. Các nhà băng không thể quản lý tốt tiền bạc của chúng ta, biến nó thành một thảm kịch, bởi họ còn đang quá bận rộn với việc quản lý tiền thưởng, lợi tức của họ. Lợi thế sẽ cứ thế không ngừng chảy đến nơi tồn tại một quan điểm mới mẻ về kinh tế học quản trị.

Lý do đơn giản là không giống như các nhà băng, những người ở nơi mới này có thể tạo ra nhiều giá trị bền vững và lâu dài hơn. Trách nhiệm, sự minh bạch không phải những từ ngữ ngữ suông, chúng là chìa khóa để đem đến làn gió mới trong lành, thay đổi diện mạo của chi phí và lợi ích của việc quản trị. Hãy hỏi Threadless, bạn sẽ thấy tầm nhìn tiến bộ về quản trị học thế kỉ 21 đã giúp học tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu ra sao.

(Theo Tuyết Lan//Umair Haque//TuanVN)

  • Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ
  • George Box và hành trình đến khoa học thống kê
  • John Mackey: nhà quản lí vĩ đại?
  • Học hỏi từ mọi người
  • Sử gia kinh tế hàng đầu Đặng Phong qua đời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com