Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3 cuộc cách mạng nhờ IT trong doanh nghiệp

Khó mà tìm được bất cứ khía cạnh nào của kinh doanh, ở mọi cấp độ phân tích, lại không bị ảnh hưởng bởi công nghệ số hóa - theo Andrew McAfee.

LTS: Andrew McAfee là nhà khoa học ở Trung tâm Kinh doanh số, trường Quản trị Sloan, Học viện Công nghệ Massachusetts, MIT. Ông là tác giả cuốn sách Enterprise 2.0. Mời bạn đọc cùng tranh luận qua bài viết của ông về vai trò của công nghệ thông tin với nền kinh tế, được đăng tải mới đây trên Blog Harvard.

Trong những bài viết gần đây tôi đã chỉ ra tầm quan trọng to lớn của IT đối với nền kinh tế, và thực tế rằng theo thời gian chúng ta ngày càng sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật số. Giờ tôi muốn hỏi một câu hỏi tại sao? Tại sao có 1/3 tài sản hàng năm được chi ra cho vấn đề IT? Các doanh nghiệp làm gì với các phần mềm và phần cứng?

Tôi nhận ra các công ty trong ngành công nghiệp thường sử dụng công nghệ thông tin để hoàn thành 3 biến đổi sâu rộng: Họ muốn trở nên khoa học hơn, dễ dàng hòa hợp với nhau hơn, và tự tổ chức. Chưa có mục tiêu nào thành hiện thực, nhưng tôi cho rằng nó sẽ sớm thành công.

Bởi các công nghệ mới tiếp tục mở ra những cơ hội mới để tiến xa hơn trong việc phối hợp, tự tổ chức, sự khoa học; và các công ty cũng tiếp tục theo đuổi những cơ hội này.

Tôi sử dụng từ "khoa học" ở đây là cách viết tắt của "ứng dụng phương pháp khoa học để đưa ra những câu hỏi quan trọng để đi đến những quyết định và dự báo". Phương pháp khoa học ở đây là việc thu thập những gói dữ liệu, thử nghiệm, xây dựng giả thuyết và kiểm chứng, và loại bỏ những thành kiến.

Máy tính, tất nhiên, là công cụ tuyệt vời cho khoa học. Nó có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu, tiến hành phân tích một cách tinh vi trong nháy mắt, chạy mô phỏng xây dựng, và có thể làm việc như một hệ thống thực nghiệm. Các cơ quan khoa học và kỹ sư đã sử dụng chúng trong một thời gian dài, và giờ chúng đang gia nhập vào công việc tiếp thị, phân tích, thiết kế, và hầu hết các mặt của giới lao động trí thức.

Gần đây tôi được biết đến một số thành quả của IT - dựa trên phương pháp tiếp cận khoa học để tìm ra sự kết hợp "tốt nhất" giữa các thuộc tính của sản phẩm, dự đoán ảnh hưởng của các bộ phim, và thiết kế những trang web làm hài lòng người truy cập.

Tôi tin chắc rằng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, máy tính ngày nay có thể giúp hầu hết các công việc kinh doanh cũng như các quyết định trở nên khoa học hơn.

Sự hòa hợp nghĩa là thiết kế các bước để hoàn thành công việc, và bảo đảm rằng chúng được thực thi. Bước thứ hai luôn tỏ ra khó khăn hơn.

Người Trung Quốc xưa thường nói: "Những ngọn núi thì cao, còn hoàng đế thì lại ở xa". Điều đó có nghĩa các công nhân ở xa có thể hoạt động tự do theo ý thích kể cả khi chủ của họ không muốn. Sự khó khăn trong việc để công nhân hiểu các chi tiết chính hay khi thiết kế lại công việc là nguyên nhân giải thích tỉ lệ thất bại trong lần đầu tiên tái áp dụng công nghệ vào kinh doanh lại lên tới 70%.

Một khi quá trình tái ứng dụng công nghệ được gắn với ERP (chương trình hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) và các hệ thống kinh doanh khác, nó trở nên dễ dàng hơn trong việc đảm bảo sự tuân thủ. Những quy trình công việc họ đưa ra và các dữ liệu thu thập được khiến những ngọn núi thấp xuống và  hoàng đế gần hơn.

Các ứng dụng cho CRM (chuowng trình quản trị quan hệ khách hàng), tự động hóa việc bán hàng, quản lý chuỗi cung cấp, mua sắm, và những việc tương tự đã hòa hợp chặt chẽ với nhau trong mọi mảng của công ty, và gần đạt tới những chi tiết nhỏ nhất.

Tự tổ chức, phần đang được IT hóa nhiều nhất hiện nay, là sự đối lập hoàn toàn với sự hòa hợp. Đó là công nghệ cho phép mọi người tương tác như họ muốn, với rất ít hoặc không có quy tắc, luật lệ, hay thứ bậc, và nổi bật lên nhờ thu được kết quả tốt. Đây là nguyên tắc cơ bản của việc thuê ngoài gia công, đổi mới mở, đồ thị xã hội, thu thập tri thức, và các hiện tượng mạnh mẽ khác của Web 2.0 và Enterprise 2.0.

Khi tất cả những mảng trên được công nghệ chuyển đổi, mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức sẽ bị ảnh hưởng, chiến lược công ty thay đổi, và các trận chiến cạnh tranh được đẩy mạnh. Điều này xảy ra từ ngành công nghiệp này đến ngành công nghiệp khác, xuyên suốt toàn bộ nền kinh tế.

Như tôi từng viết trước đây, thực khó mà tìm được bất cứ khía cạnh nào của kinh doanh, ở mọi cấp độ phân tích, lại không bị ảnh hưởng bởi công nghệ số hóa - không gì có thể miễn nhiệm với IT để trở nên khoa học hơn, hòa hợp hơn, để có khả năng tự tổ chức.

Đối với bạn những ví dụ nào hấp dẫn nhất về số hóa? Mảng nào của công nghệ cho phép việc hòa hợp trong kinh doanh, khả năng tự tổ chức, và khoa học hơn mà bạn thấy thuyết phục nhất, cung cấp thông tin tốt nhất, hay đáng ngạc nhiên nhất? Hãy cho tôi biết bằng cách để lại lời bình luận.

( Theo Quốc Dũng (dịch từ Blog Harvard) // vnr500 online )

  • Khám phá giá trị tiềm ẩn của công ty bạn?
  • Những cạm bẫy trong công ty mới
  • Khi nào doanh nghiệp cần thay 'bộ cánh' mới?
  • Vượt qua những thách thức quản lý
  • Tại sao các nhân viên lại ngại đưa ra ý kiến?
  • Các tổ chức theo kiểu “thuận cả đôi đường”
  • Tránh cái nhìn thiển cận trong quản lý doanh nghiệp
  • Để tạo ra những người xuất sắc hơn mình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com