Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những cạm bẫy trong công ty mới

Trong nền kinh tế thị trường thay đổi theo từng ngày, từng giờ như hiện nay, "nhảy việc" dường như là mốt của những người trẻ năng động. Thế nhưng môi trường làm việc mới luôn có những cạm bẫy nguy hiểm. Làm thế nào để nhận ra và tránh được chúng?

Theo như tôi thấy, những sai lầm lớn nhất mà các nhà quản lý mới được tuyển dụng sang công ty mới thường phạm phải là:

    Nhà quản lý mới cần làm gì để
    có thể tồn tại?
    Ảnh: ec1.images-amazon.com
    Cố gắng tái tạo mô hình tổ chức giống như môi trường làm việc cũ của họ
    Quá đề cao nhiệm vụ tạo nên sự thay đổi của họ.

Cả hai sai lầm tạo nên một vòng luẩn quẩn có thể dẫn đến kết cục chệch hướng hoàn toàn của nhà lãnh đạo mới.

Đây cũng có thể là vấn đề bạn sẽ gặp thường xuyên trong quá trình tuyển dụng.

Thật thú vị khi bạn bị cuốn hút vào việc tìm cách phát triển một mô hình hay một hệ thống kinh doanh mà bạn đã từng thành công ở một nơi nào đó. Bạn hiểu sâu sắc về mô hình đó, nỗ lực hết sức để thực hiện và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Thực tế, có thể những điều kì diệu bạn đã làm được ở công ty cũ chính là nguyên nhân khiến công ty mới muốn tuyển dụng bạn. Trong quá trình tuyển dụng, người ta có thể khuyến khích bạn rằng “hãy mang cho chúng tôi những ý tưởng lớn của bạn”. Bởi vậy, cũng là điều rất tự nhiên khi người ta muốn bạn tái tạo những thành công trước đây.

Tuy nhiên, những nỗ lực đó lại thường xuyên bị chệch hướng. Đơn giản là đôi khi hệ thống hoặc cách thức ở công ty cũ không phù hợp với công ty mới. Đôi khi lại do công ty mới có hệ thống miễn trừ mạnh, nó không chấp thuận những ý kiến (hoặc cá nhân) bên ngoài ngay cả khi chúng thực sự có ích.

Bất kể người quản lý mới có khả năng thoả mãn yêu cầu khách hàng hay truyền đạt được ý tưởng của mình hay không, kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi. Những nỗ lực c ủa họtan thành mây khói và họ mất đi sự tín nhiệm.

Những nhà quản lý quá đề cao vai trò tạo nên thay đổi của họ trong thời kỳ bắt đầu nhập cuộc đều chịu chung số phận mặc dù có nhiều lý do khác nhau. Suốt thời gian được phỏng vấn tuyển dụng, họ bị thuyết phục hoặc tự bản thân họ tin tưởng một cách ngờ nghệch rằng mình có cơ hội để tạo nên sự thay đổi.

Vị trí quản lý ở công ty mới luôn là những
cạm bẫy đã được giăng sẵn
Ảnh: www.accelterm.com

Họ bắt đầu vị trí mới của mình với suy nghĩ phải thực hiện một cuộc cải tổ thực sự ý nghĩa, rốt cuộc chỉ để nhận ra rằng không có sự hỗ trợ nào ở đây.

Họ đã lơ là việc kiểm tra lại thật kỹ lưỡng với sự trợ giúp của những nhân vật chủ chốt của công ty.

Họ không thấy rằng những hiểu biết về công ty mà họ tìm hiểu được trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng thực ra có thể chỉ phản ánh những điều mơ tưởng kỳ vọng từ cả hai phía chứ chưa phải là toàn bộ sự thật.

Và như vậy, kết quả xấu đi theo cách có thể đoán trước được. Nhà quản lý mới đã gây nên nhiều sự khó chịu. Những nhân vật chủ chốt bắt đầu phàn nàn, tổ chức không chỉ chống lại mà còn tính làm cho kẻ can thiệp này phải sụp đổ.

Nếu người vừa được tuyển dụng may mắn có ông chủ sẵn lòng can thiệp hoặc chỉ dẫn làm cho công việc trôi chảy hơn thì kết cục không đến nỗi nào. Nếu không có sự ủng hộ đó, họ sẽ thất bại thảm hại.

Liệu ông chủ mới có sẵn lòng
ủng hộ bạn không?
Ảnh: images.jupiterimages.com

Trong cả hai trường hợp, những nhà quản lý mới được tuyển dụng không nhận thấy một sự thật muôn thưở: Tuyển dụng như một chuyện tình lãng mạn còn khi thực sự bắt tay vào làm việc thì giống như tiến tới hôn nhân.

Trong “thời kì tìm hiểu”, công ty tuyển dụng đang nỗ lực có được nhân tài nên họ thường tạo sự hấp dẫn bằng cách nhấn mạnh vào những điểm thuận lợi của vị trí được tuyển dụng.

Tất nhiên là họ không cần và cũng không hoàn toàn bóp méo sự việc. Điều này thực chất chẳng khác gì hơn những trò quảng cáo hoặc những mơ tưởng thường có trong một đêm vũ hội nào đó.

Vì vậy, việc những hiểu biết trong giai đoạn tìm hiểu không thể giúp bạn trụ vững ở công ty cũng là điều khó tránh khỏi.

Bạn đã từng chứng kiến các nhà quản lý mới tự làm khó cho mình chưa?

Hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình với các độc giả khác!

(Theo Michael Watkins // Tuanvietnam)

  • Khi nào doanh nghiệp cần thay 'bộ cánh' mới?
  • Vượt qua những thách thức quản lý
  • Tại sao các nhân viên lại ngại đưa ra ý kiến?
  • Các tổ chức theo kiểu “thuận cả đôi đường”
  • Tránh cái nhìn thiển cận trong quản lý doanh nghiệp
  • Để tạo ra những người xuất sắc hơn mình
  • Nguyên tắc vàng cho chiến lược
  • Định nghĩa hoàn toàn mới về doanh nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com