Gần đây chúng ta thấy hiện tượng đáng mừng là hàng loạt các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước ký cam kết với bộ tài chính trong việc tiết kiệm chi phí từ 5-10% hàng năm. Tuy nhiên, điều đó dường như mới chỉ là phần nổi của tảng băng mà chưa đi vào những phần quan trọng nhất. Bài viết dưới đây xin gơi mở góc nhìn khác về tiết kiệm chi phí của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Những cam kết tiết kiệm gần đây của các DNNN lớn như tập đoàn, Đây có thể coi là một trong những giải pháp đúng đắn và kịp thời của các tập đoàn dưới sự định hướng của Bộ tài chính trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước để trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới nhiều biến động với lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, dường như " liều thuốc" này mới chỉ giải quyết được tạm thời vấn đề lãng phí chúng ta nhìn thấy được. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước có vẻ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, chưa thấy được đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong một thi trường cạnh tranh khốc liệt và đầy biến động. Trong phạm vi bài viết này, người viết muốn cung cấp một cái nhìn rộng hơn về chi phí và tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dường như chúng ta mới chỉ thấy phần nổi của tảng băng chìm? Có thể hiểu: Tổng chi phí= Chi Phí ấn + chi phí nhìn thấy. Trong khi đó, Chi phí ẩn = 3 đến 10 lần chi phí nhìn thấy Chi phí nhìn thấy gồm: Mức nhu cầu giảm Chi phí ẩn: Tối ưu hóa nguồn lực kém Qua minh họa trên chúng ta có thể thấy nếu giảm 5-10% phần nổi của tảng băng chìm ( chi phí nhìn thấy) là cần thiết và hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc làm thể nào giảm đi chi phí ẩn ( phần chìm của tảng băng) mới tạo sự đột phá và mang lại hiệu quả một cách bền vững cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, chúng ta phải giải quyết được 3 yếu tố chính: Trước hết: nâng cao năng suất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một trong những thách thức của Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Theo nghiên cứu của TS Hồ Đức Hùng( Đại học KT TPHCM) đăng trên Thời báo kinh tế sài gòn gần đây so sánh: Năng suất lao động của Việt nam thấp hơn indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái lan 30 lần và Nhật Bản tới 135 lần. Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 - 2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động , trong khi Singapore đứng thứ 3, Malaysia 24, Thailand 36... Báo cáo mới nhất của Mckiney nêu lên vấn đề thách thức của Việt Nam là tăng năng suất lao động lên 50% để đạt mức 6.4% hàng năm thì mới duy trì được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 8% đến năm 2020. Nguyên nhân chính ở đây chính là quy trình làm việc chồng chéo , nhiều hoạt động của không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Tính chuyên nghiệp, kỷ luật và sự thiếu cam kết của nhân viên trong việc hoàn thành công việc được giao. Thiếu cơ chế, chính sách làm động lực thúc đẩy nhân viên trong công việc hàng ngày. Đâu đó vẫn còn duy trì cơ chế bình quân chủ nghĩa... Nếu cải tiến các vấn đề đó chắc chắn năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ cải thiện mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Cuối cùng xin mượn lời của M. Porter để kết lại vấn đề về năng suất "Các doanh nghiệp trong một quốc gia phải không ngừng cải thiện năng suất trong các ngành công nghiệp hiện có bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thêm vào các tính năng mới, cải tiến công nghệ sản phẩm, hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất". Tiếp theo tối ưu hóa tài sản Hiện nay việc sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước nhìn chung còn nhiều lãng phí, chưa hiệu quả. Do đó chưa tạo được lợi thế và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển được. Cần có cơ chế quản trị và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tài sản một cách hợp lý sẽ giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Và điều quan trọng thứ ba phải nâng cao hiệu quả công tác tiếp thị và bán hàng Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và duy trì và tăng trưởng được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt khi doanh nghiệp luôn giữ vững và gia tăng thị phần trong ngành. Điều đó đòi hỏi công tác tiếp thị và bán hàng luôn luôn phải đổii mới và hiệu quả. Doanh thu , năng suất của từng nhân viên tiếp thị bán hàng sẽ đo lường hiệu quả của doanh nghiệp.
Lợi nhuận giảm
Than phiền của khách hàng nội bộ
Chi phí vượt mức
Giá trị công ty trên sàn CK giảm
Lãng phí ở mọi cấp độ
Chi phí lao động gián tiếp tăng
Quy trình chồng chéo
Mất sự cam kết của nhân viên
Thị phần giảm
Năng suấ t của nhân viên kém
(VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com