Trong tất cả các cuốn sách về kinh doanh trên giá sách - và ở chỗ chúng tôi chắc phải có đến hai mươi ngàn cuốn – thì dường như một phần tư là bàn về việc thế giới đang tăng tốc ra sao.
Peter Drucker là người mở đầu khuynh hướng này năm 1968 với cuốn “Thời kỳ gián đoạn”. Cuốn thuyết phục nhất có lẽ là “Điều đặc biệt đang tới gần” của Ray Kurzwei, trong đó cho rằng công nghệ thông tin phô bày “tốc độ phát triển theo cấp số mũ với tỷ lệ của sự phát triển theo cấp số mũ” đang lần lượt truyền năng lượng cho những sự kiện, thông lệ và phương thức thay đổi nhanh hơn - qua thời gian đang làm tăng tốc quá trình mở rộng kinh tế.
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể giải thích những sự kiện diễn ra nhanh chóng ngày nay đơn thuần chỉ là hồi kết trong mô hình “trạng thái cân bằng bị gián đoạn” mà các nhà kinh tế sử dụng để miêu tả khúc quanh rộng của lịch sử kinh doanh và kinh tế.
Mô hình này lập luận rằng những gián đoạn công nghệ nổi lên một cách định kỳ là để phá vỡ những giai đoạn dài hơn nhưng tương đối ổn định. Một khi các nhà kinh doanh biết cách khai thác các nhân tố gián đoạn của công nghệ kỹ thuật số ngày nay - hoặc khi các quan điểm truyền thống tiêu tan – mọi thứ sẽ đi vào ổn định để quay trở về trạng thái cân bằng.
Một khi các nhà kinh doanh biết cách khai thác các nhân tố gián đoạn của công nghệ kỹ thuật số ngày nay - hoặc khi các quan điểm truyền thống tiêu tan – mọi thứ sẽ đi vào ổn định để quay trở về trạng thái cân bằng. Ảnh: Corbis |
Nhưng cái gì sẽ phá vỡ bản thân nó, nếu theo kiểu mẫu lịch sử - sự ổn định hóa sẽ theo sau sự phá vỡ? Hãy để chúng tôi giải thích lý do khiến chúng tôi cho rằng sự thật đúng là như thế - và để xem bạn có đồng ý không.
Các nền kinh thế trở nên ổn định theo sau sự gián đoạn công nghệ vì hai lý do. Thứ nhất liên quan đến tốc độ phát triển đang chậm lại của tổ hợp công nghệ cốt lõi nằm dưới sự phá vỡ. Quy trình thép gia công thép Bessemer, máy phát điện Siemens, ô tô - tất cả ít hay nhiều đều có một bước đột phá lớn rồi mới đến những cải tiến hoạt động hết sức khiêm tốn sau đó.
Lý do thứ hai liên quan đến các thông lệ xã hội và kinh doanh, xuất hiện khi các cá nhân và các tổ chức phát hiện ra cách thức tận dụng công nghệ gián đoạn vừa diễn ra. Sử gia Carlota Perez dẫn chứng những điều đó như những mô hình công nghệ - kinh tế. Trong cuốn sách của bà “Những cuộc cách mạng công nghệ và vốn tài chính", Pezez đưa ra một quan điểm thuyết phục về vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc đình hình hoạt động kinh doanh.
Những đổi mới công nghệ lớn như động cơ hơi nước, điện và điện thoại mang đến những hạ tầng mới rất hùng mạnh. Những cơ sở hạ tầng đó ban đầu là điển hình của sức mạnh phá vỡ làm chuyển đổi nền công nghiệp và thương mại trước khi trở thành sức mạnh ổn định khi các nhà kinh doanh biết cách khai thác những khả năng của nó.
Ví dụ, một khi những nhà khai thác điện tập trung biết cách giảm bớt chi phí sản xuất trong sản xuất và phân phối điện, thì các tổ chức kinh doanh đã có thể tập trung vào việc làm thế nào để giám sát được hoạt động của họ sao cho tận dụng được lợi thế của cơ sở hạ tầng mới này, yên tâm khi biết rằng những cơ sở hạng tầng cơ bản giờ đã ổn định. Như vậy, trên phương diện lịch sử, thế giới đã chuyển từ sự gián đoạn về trạng thái cân bằng.
Chẳng hạn như, đã gần 40 năm sau khi phát minh ra bộ vi xử lý, chúng ta mới chỉ đang bắt đầu thăm dò cở sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật số cho việc chuyển tiếp của bước nhảy vọt khác trong sức mạnh tin học dưới đề mục của tính hữu dụng hay còn gọi là bóng mây tin học. Bước nhảy này sẽ nhanh chóng được tiếp nối bởi các bước khác và rồi các bước khác nữa.
Các giai đoạn gián đoạn kinh tế trước kia từng bị tập trung xung quanh nó lối triển khai hiếm thấy của những cơ sở hạ tầng mới thì giờ đây vỡ ra trên một nền tảng đang tiếp diễn, bị dẫn dắt bởi khả năng phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Sự bất ổn định này đã được phóng đại hơn nữa bởi xu hướng toàn cầu dài hạn hướng đến sự tự do hoá các hoạt động kinh tế, gỡ bỏ một cách có hệ thống các rào cản điều tiết để tiếp cận và các rào cản để hành động.
Sự kết hợp của các sức mạnh trên- một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng cùng những thay đổi trong chính sách công cộng ủng hộ các hoạt động tự do hơn- định hình rõ một thế giới của những thay đổi liên tục.
Nếu giả thiết này là đúng- rằng khuôn mẫu sự ổn định hoá sẽ theo sau sự phá vỡ và bản thân nó đã bị phá vỡ- thì rất có thế là chúng ta đang đối mặt với nguồn gốc của tất các cuộc đổ vỡ, một sự dịch chuyển lớn sang một thế giới mà không có sự cân bằng, một thế giới mà sẽ tiếp tục dịch chuyển nhanh chóng thậm chí cả khi cuộc suy thoái hiện tại vừa mới trôi qua.
Một thế giới trong đó các công ty mất đi các vị trí lãnh đạo với một tỷ lệ ngày càng gia tăng. Một thế giới mà những sự kiện khác thường như sự hỗn loạn về tài chính hiện đang xảy ra trên thị trường toàn cầu dường như càng gia tăng. Một thế giới của sự dịch chuyển các nền kinh tế sản phẩm và sự gia tăng tính bất ổn định của giá trị thương hiệu, giá trị cổ phiếu và giá cả hàng hoá.
(Theo Hoàng Thu Thuỷ//John Hagel III, John Seely Brown và Lang Davison//TuanVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com