Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Học từ khủng hoảng: Cần thay đổi các quy tắc căn bản?

Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng hiện nay, những người tiêu xài quá nhiều và có cuộc sống quá tốt đẹp lại bỗng nhiên phát hiện ra rằng những tài sản mà họ sở hữu không tạo ra hạnh phúc và thành công không thể đo lường một cách chính xác như từng cara hay từng centimet.

Cuộc suy thoái chính là một bài học đắt giá.

Nhưng tốc độ và tính chắc chắn của những bài học trong quá trình chuyển từ tiêu dùng sang suy ngẫm khiến tôi phân vân: Đây là một cuộc cách mạng chuyển đổi căn bản hay chỉ đơn giản là một bước tạm dừng trong cuộc đua dài hơi trong cuộc sống để có một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Tình hình kinh tế suy thoái có khiến nhiều người xem xét lại cách sống của mình? Ảnh: Exponent

Giáo sư John Quelch của Trường kinh doanh Havard đã gọi những người tiêu xài tùy hứng một cách bóng bảy là những “người đơn giản hóa”. Họ nhận ra rằng họ sở hữu nhiều thứ hơn họ cần; họ muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn là hàng hóa vật chất; họ có phần bối rối trước tất cả những gì họ tích lũy được và dần dần tin rằng sự giàu có vẫn đang được thỏa mãn thậm chí nó không được thể hiện ra.

Nếu giáo sư nói đúng, các nhà làm thị trường đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn, và một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng khách hàng thậm chí còn đang rơi vào bế tắc hơn những gì chúng ta nghĩ rất nhiều.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói về một sự thay đổi lâu dài, chúng ta thường phải đối đầu với một khái niệm gọi là sự tiến hoá. Nhân loại học căn bản cho rằng một phần lớn của hành vi con người được thúc đẩy bởi mục đích cần đạt được và thể hiện tình trạng đó.

Khi kết hợp động lực tự nhiên căn bản đó với cuộc khủng hoảng bong bóng nhà đất và những sinh vật giả tưởng trong bộ máy tài chính, bạn sẽ có những quyết định thiếu khôn ngoan.

Nhưng tôi đặt ra câu hỏi là liệu khi nào chúng ta có thể viết lại quy tắc căn bản dựa trên nỗi đau nhận được từ cuộc khủng hoảng tài chính, thậm chí kỳ vọng của nhiều người đã bị thay đổi hoàn toàn và và cuộc sống bị phá vỡ chỉ sau một đêm trải nghiệm cuộc khủng hoảng.

Chỉ cần có tài chính thì sẽ luôn có khủng hoảng tài chính.

 Trong những năm 1980, những nhân vật mới nổi ở Phố Wall đã châm những điếu xì gà 50 USD của họ bằng tờ 20 USD. Cuối những năm 1990, kỷ nguyên “dot com” đã đưa Elton John và chiếc piano của ông tới bữa tiệc trên những chiếc máy bay riêng biệt.

Cả hai kỷ nguyên tốt đẹp đó đều đã kết thúc trong tệ hại. Nhưng cuối cùng thì mặt trời cũng ló ra. Và chúng ta lại lên đường với vòng quay mới của những khoảng thời gian tốt đẹp khác. Cho tới nay chúng ta vẫn không thoát khỏi kịch bản của quá trình quá độ và sự hối hận. Vậy thì tại sao bài tập đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần này lại có thể làm thay đổi cuộc sống hơn bất kỳ thứ gì khác?

Một câu trả lời chắc chắn là chiều sâu và mức độ của nỗi đau mà chúng ta đã trải nghiệm.

Trong các cuộc khủng hoảng trước, hầu hết tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng nặng nề vì đang đứng quá gần nơi xảy ra khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu bạn từng làm việc cho một công ty trong lĩnh vực dot com hay đầu tư tiền của vào những công ty có những cái tên nổi bật, có mức độ đa dạng hóa cao nhưng không có sản phẩm, thì bạn có cơ hội quan sát cái chết của nền kinh tế mới. Thời điểm này, các gia đình, các ngành kinh doanh và cộng đồng đều bị lôi kéo vào dòng chảy tụt dốc của nền kinh tế.

Sau cuộc đại suy thoái, có lẽ những thế hệ hiện tại của những người sẵn sàng đương đầu với thương đau sẽ để lại những vết sẹo thời gian như những lời nhắc nhở cho thế hệ sau.

Chúng ta sẽ không hiểu và hấp thụ được những bài học trong giai đoạn suy thoái cho tới khi chúng được áp dụng trong giai đoạn nền kinh tế thịnh vượng. Nhưng rất khó để đi ngược lại với bản chất tự nhiên của con người. Con người là con người. Nỗi đau dần nguôi ngoai. Và niềm vui thì ở lại.

(Theo HươngMai//Peggy Drexler//TuanVN)

  • Doanh nghiệp VN và bước đầu áp dụng Bảng điểm cân bằng
  • Lương CEO cao, công ty đi xuống?
  • Đưa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh
  • Bạn có thực sự biết nhân viên nghĩ gì?
  • Bốn bí quyết xây dựng tinh thần trách nhiệm
  • 'Lệnh truy nã đặc biệt' những lãnh đạo giỏi
  • Chọn cổ đông chiến lược, nhìn từ Canfoco
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com