Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năng lực lãnh đạo: Có phải là "thiên bẩm"?

Bạn trở thành nhà lãnh đạo bằng cách học cấp tốc khả năng lãnh đạo hay nhờ quá trình nỗ lực lâu dài? Hay đó là khả năng thiên bẩm? Từ lý thuyết đến thực tế không đơn giản chút nào. Hãy cùng Marshall Goldsmith phân tích vấn đề này.

Khám phá khái niệm

Năng lực lãnh đạo có được là do bẩm sinh hay nỗ lực? Đây là một trong số câu hỏi được đưa ra nhiều nhất trong tất cả các giai đoạn phát triển của năng lực lãnh đạo.

Trước hết, hãy bắt đầu với khái niệm về “nhà lãnh đạo”. Bạn của tôi - Giáo sư Paul Hersey - cũng là một cố vấn, đã định nghĩa về năng lực lãnh đạo như là “khả năng làm việc với người khác và thông qua họ để đạt được các mục tiêu của mình”.

Với định nghĩa trên, bất kì ai ở trong hoàn cảnh mà thành công của họ có được là do sự hỗ trợ của người khác đều đóng vai trò là một nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo là một năng lực thiên bẩm hay do rèn luyện mà có?
Nguồn: obsidian.co.uk

Tôi thích khái niệm này vì nó bổ sung cho triết lý về “năng lực lãnh đạo ở mọi cấp độ”, triết lý này đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới ngày nay với lực lượng lớn lao động có tri thức.

Trên thực tế, có hàng triệu người hiện đang làm việc với những người khác và thông qua họ để đạt được mục tiêu của mình và họ đều là những người nắm giữ cương vị lãnh đạo.

Việc họ có cho rằng mình là nhà lãnh đạo hay không hoặc họ coi mình là nhà lãnh đạo tài ba hay bất tài thì lại là một vấn đề khác.

Vậy liệu những người đã và đang làm việc để gây ảnh hưởng tới những người khác có thể trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả không? Câu trả lời là hoàn toàn “Có thể”.

Đến những nghiên cứu…

Đồng nghiệp của tôi - Howard Morgan - và tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu về chương trình phát triển năng lực lãnh đạo với sự tham gia của hơn 86,000 người hiện đang làm việc tại 8 tập đoàn lớn. Phát hiện của cuộc nghiên cứu này có tính thuyết phục rất cao và hầu như khó có thể gây ra tranh cãi.

Các nhà lãnh đạo tham gia vào chương trình phát triển, đã nhận được những ý kiến phản hồi, lựa chọn những lĩnh vực quan trọng để phát triển cũng như thảo luận với đồng nghiệp và cùng đồng nghiệp theo dõi sự tiến bộ trên cơ sở thích hợp.

Lãnh đạo là khả năng làm việc với người khác
và thông qua họ để đạt được các mục tiêu của mình
Nguồn: portfolio.com

Sau 6 đến 18 tháng kể từ chương trình đầu tiên, những nhà lãnh đạo này đều được đánh giá là năng lực lãnh đạo của họ đã được nâng cao đáng kể - đây không phải là kết quả của một cuộc tự đánh giá mà là cách đánh giá có sự tham gia của đồng nghiệp.

Những nhà lãnh đạo tham gia vào các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo tương tự, cũng nhận được những lời phản hồi như trên – nhưng không theo dõi sự tiến bộ của mình đều được coi là tiến bộ nhưng không đó chẳng qua cũng chỉ là cơ may.

Dưới đây là những gợi ý cụ thể giúp bạn nâng cao tính hiệu quả trên cương vị lãnh đạo:

1. Tiếp thu những ý kiến phản hồi về mức độ hiệu quả trong công tác lãnh đạo hiện tại của bạn - do những đồng nghiệp mà bạn nể phục đánh giá.

2. Chọn ra những hành vi quan trọng nhất mà bạn muốn thay đổi - những hành vi mà bạn tin rằng sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả trên cương vị lãnh đạo (chẳng hạn như, “trở thành một người lắng nghe hiệu quả hơn”, hay “đưa ra những quyết định kịp thời”).

3. Theo định kỳ, yêu cầu các đồng nghiệp đưa ra những gợi ý về cách thức giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn với những hành vi mà bạn lựa chọn để thay đổi.

Khả năng lãnh đạo trên thực tế là sự hội tụ của nhiều yếu tố
Nguồn: maconcountytn.com

4. Lắng nghe những ý kiến của họ (đừng hứa thay đổi bất kỳ điều gì) và thực hiện những thay đổi mà bạn tin là sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo của mình.

5. Theo dõi và đánh giá sự biến đổi về tính hiệu quả qua từng thời điểm.

Năng lực lãnh đạo có được là do bẩm sinh hay nỗ lực? Nếu bạn đang làm việc với những người khác và thông qua họ để đạt được những mục tiêu của mình, bạn thực sự là một nhà lãnh đạo. Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn không? Chắc chắn là có rồi.

Bạn có câu hỏi nào muốn đặt ra cho tôi không? Nếu có, bạn có thể gửi nó bằng cách điền vào phần Lời bình của bài báo này hoặc gửi email cho tôi theo địa chỉ askthecoach@hbsp.harvard.edu.

  • Cơ chế giám sát các tập đoàn: Lộn xộn, lỏng lẻo...
  • Doanh nghiệp “gia đình trị” chưa thể hết thời?
  • Nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý bằng ERP?
  • General Electric đổi chiến lược, tăng trưởng 8%
  • Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 1)
  • Khoa học quản lý và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
  • Bắt đầu một “nỗ lực mới” trong cơn khủng hoảng
  • Cách sống sót qua bão khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com