Ngày nay, với áp lực công việc và mức độ cạnh tranh cao trong công ty, bạn rất dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trong công việc. Bạn nên chia sẻ điều đó với đồng nghiệp hay giữ kín vấn đề này? Hi vọng sau khi đọc bài viết của Diane Coutu, bạn sẽ có được phương pháp phù hợp nhất để giải quyết triệt để tình trạng này.
Ngày nay, tình trạng khủng hoảng tâm lý trong công việc là điều phổ biến trong các tổ chức Ảnh: www.cphs.org |
Tôi từng phải chịu đựng tình trạng khủng hoảng trong công việc. Vài năm trước đây, tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp về vấn đề này, bởi vì tình trạng cô lập và giấu kín chỉ làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi khó chịu.
Thỉnh thoảng tôi cũng lấy làm tiếc về quyết định này – bạn không thể lường hết được hậu quả của việc mở lòng như vậy. Nhưng gần đây, khi nghe được một lời bình luận, tôi đã nhận ra quyết định của mình cực đoan như thế nào.
Một vài tháng trước, nhà thờ First Parish Unitarian ở Lexington, Massachusetts, đã tổ chức một chương trình kéo dài vài tuần để làm nhẹ bớt tình trạng khủng hoảng và những rối loạn về tinh thần khác.
Sau buổi lễ của ngày chủ nhật, chúng tôi đã thu thập những câu trả lời cho một câu hỏi. Một người phụ nữ tầm 30 tuổi đặt câu hỏi: “Bạn có thể nói với những người quản lý về tình trạng khủng hoảng của mình như thế nào?”
Câu trả lời của một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh khá nổi tiếng là: “Bạn không thể. Điều đó sẽ hủy hoại sự nghiệp của bạn”.
Đó thật là một tin không hay, cho thấy những rối loạn về tinh thần đang lan truyền như bệnh dịch trong cả nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Theo ước tính của Viện Y học Tâm thần Quốc tế - National Institute of Mental Health (NIMH) thì có khoảng 26.2% người Mỹ tuổi từ 18 trở lên (chiếm khoảng một phần tư số người trưởng thành) phải chịu đựng những rối loạn tinh thần có thể chẩn đoán được, bao gồm cả khủng hoảng tinh thần trong một năm nhất định.
Và mặc dù khó có thể ước tính được ảnh hưởng của tình trạng này đến năng suất làm việc, nhưng những số liệu được thu thập trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng toàn cầu của bệnh tật” của Tổ chức Y tế Thế giới đã cho thấy chi phí cho các chứng bệnh về tinh thần, bao gồm cả tự sát, chiếm hơn 15% chi phí dành cho bệnh tật ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, còn lớn hơn cả những khoản chi cho bệnh nhân ung thư.
Mặc dù vậy, vẫn có một sự khác biệt quan trọng giữa những người mắc bệnh ung thư và những người phải chịu đựng rối loạn về tinh thần, đặc biệt là khủng hoảng tâm lý - một dạng bệnh tinh thần khá phổ biến khi làm việc.
Những người mắc chứng khủng hoảng tâm lý trong công việc |
Những người mắc chứng khủng hoảng tâm lý trong công việc thường phải đơn độc đối mặt với chúng. Dù rằng thực tế có một bằng chứng mang tính định lượng là có 70% - 80% trong số họ có thể phục hồi và làm việc trở lại với hiệu quả công việc như cũ nếu được điều trị phù hợp.
Giám đốc Steven Hyman của NIMH đã cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn của HBR năm 2002. Sự thực, như trong chương trình ở nhà thờ Lexington Unitarian đã đưa ra, nhận thức của công chúng về nguyên nhân hóa sinh và cách điều trị khủng hoảng tâm lý đang cải tiến rõ rệt, nhưng vẫn còn rất nhiều những quan niệm sai lầm.
Mặc dù, cả Châu Âu và Mỹ phải hoàn thành việc xây dựng những đạo luật nhằm giảm thiểu sự phân biệt đối xử với chứng bệnh tinh thần trong công việc, nhưng sự đảm bảo về mặt pháp luật như thế chỉ có thể bảo vệ cho mức độ trầm trọng nhất của bệnh tinh thần. Về điểm này, người lao động phải tự mình vượt qua được tình trạng tự kỷ ám thị để có thể quay trở lại làm việc bình thường.
“Khủng hoảng tâm lý là một bệnh chết người” - người phụ nữ mà sau đây tôi sẽ gọi là Janet, một quản lý cấp trung trong một doanh nghiệp lớn về bảo hiểm cho biết: “Một người hàng xóm của tôi bị bệnh Alzheimer[1]. Chồng của bà ta đã chết, nhưng bà ta không thể nhớ điều đó. Bà đã hỏi cô y tá rằng tại sao ông ấy không đến thăm. Người y tá trả lời rằng chồng bà ta đã đi rất xa, và bà ta rất đau buồn như thể mới nghe thấy tin này lần đầu.
“Khủng hoảng tâm lý cũng giống như vậy. Hàng ngày, bạn có cảm giác giống như vừa nghe tin người thân yêu của mình qua đời. Bạn tiếp tục sống vì bạn phải làm thế. Nhưng bạn giữ lại những điều bí mật đau khổ trong lòng vì bạn cần có công việc. Điều đó thật là kinh khủng”.
Bạn thì sao – bạn có đang phải âm thầm chịu đựng khủng hoảng tâm lý trong công việc? Bạn có cảm thấy thoải mái hơn khi được điều trị? Nếu bạn công khai nói về tình trạng đó với mọi người thì liệu công việc của bạn có bị ảnh hưởng không?
Nếu bạn là một người quản lý nhân sự hoặc phải làm báo cáo trực tiếp về việc điều trị khủng hoảng tâm lý, bạn sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào? Bạn có bài học hoặc kinh nghiệm hay nào để chia sẻ?
(Theo Diane Coutu // Harvard Business Online // Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com