Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trách nhiệm xã hội đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp

Câu hỏi "liệu doanh nghiệp có nên chủ động đầu tư vào trách nhiệm xã hội hay họ chỉ nên tập trung vào lợi nhuận?" tiếp tục tồn tại và nảy sinh trong chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Người có thể cho rằng "hai điều đó thực ra không khác nhau, ứng xử một cách có trách nhiệm với xã hội sẽ mang lại sự giàu có trong tương lai!". Tuy nhiên, mặc dù những nghiên cứu gần đây đã cố gắng đưa ra những chứng cứ xác đáng về sự tồn tại của mối quan hệ đó, nhưng đáng tiếc là khó tìm thấy dẫn chứng cho luận điểm trên.

Ví dụ, mặc dù các nghiên cứu chỉ rằng các công ty có trách nhiệm xã hội thường là những công ty hoạt động tốt hơn, nhưng nguyên nhân - hệ quả lại thường đi theo hướng khác: Một khi các công ty kiếm được lợi nhuận, họ bắt đầu hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội. Nếu thua lỗ chồng chất, ý tưởng về trách nhiệm là cái đầu tiên không còn được để ý nữa.

Do đó, hành vi trách nhiệm xã hội không làm cho bạn trở thành công ty tốt hơn; hiệu quả tài chính tốt dẫn dắt các công ty ứng xử có trách nhiệm hơn. Đó dường như là một xa xỉ phẩm mà chúng ta chỉ có thể tự cho phép mình hưởng thụ nếu cảm thấy có đủ khả năng.

Tuy nhiên, theo mặt tích cực nào đó thì có vài chứng cứ thú vị cho thấy trách nhiệm xã hội có thể thực sự giúp ích nếu công ty của bạn gặp vấn đề.

Trách nhiệm xã hội có thể giúp ích nếu công ty của bạn gặp vấn đề.Ảnh: Corbis

Giáo sư Paul Godfrey, Craig Merrill và Jared Hansen từ ĐH Brigham Young và ĐH Bắc Carolina đã đưa ra cái nhìn sáng suốt lý giải tại sao trách nhiệm xã hội có thể đem lại sự giàu có thịnh vượng. Họ không chỉ nhìn vào hoạt động tài chính và xã hội của tất cả các công ty mà quyết định tập trung đặc biệt vào các công ty đang gặp rắc rối với các sự kiện tiêu cực như kiện tụng (ví dụ bởi một khách hàng), pháp luật (ví dụ các hình phạt, án phạt), các thể chế của chính phủ...

Sau đó họ đánh giá kết quả của sự kiện tiêu cực đó ảnh hưởng ra sao đến giá cổ phiếu của các công ty đó. Phát hiện của họ là: Mức độ ảnh hưởng của thị trường chứng khoán tới cổ phiếu của công ty bạn vì những sự kiện tiêu cực phụ thuộc vào việc công ty bạn có trách nhiệm xã hội như thế nào.

Các công ty có chỉ số trách nhiệm xã hội thấp thì giá cổ phiếu của họ sẽ tụt dốc nếu họ gặp phải một sự kiện tiêu cực. Các công ty có chỉ số trách nhiệm xã hội cao thì giá cổ phiếu của họ tụt giảm ít hơn. Paul, Craig và Jared kết luận rằng danh tiếng về trách nhiệm xã hội có thể là một loại bảo hiểm.

Khi có điều gì xấu xảy ra (đơn kiện của khách hàng hoặc hình phạt của chính phủ). các nhà đầu tư sẽ kết luận rằng công ty bạn chỉ phạm sai lầm và chắc chắn có thể làm tốt hơn vào lần sau, rằng không có điều gì xấu về mặt cơ cấu tổ chức trong công ty bạn hoặc không có điều gì phải lo lắng.

Nhưng nếu công ty bạn không có trách nhiệm xã hội, thị trường chứng khoán sẽ rũ bỏ bạn, rút lại hỗ trợ tài chính và làm cho giá cổ phiếu của công ty bạn tụt thảm hại.

Thật vậy, những công ty có trách nhiệm xã hội cao thì sau cùng bao giờ cũng phát triển. Và đồng tiền mà bạn dùng vào việc hành động một cách có trách nhiệm với xã hội sẽ hữu ích nhất là khi bạn gặp khó khăn.

(Theo Nguyễn Tuyến//Freek Vermeulen//Tuan Vietnam)

  • Nghĩ đến đạo đức trong quản trị doanh nghiệp
  • Điều hành công ty gia đình - Thách thức và cơ hội
  • Tạo lập tính kiên cường cho nhóm
  • Kiểm toán trong các DNNVV: Kiểm toán nhỏ, lợi ích lớn
  • Chất lượng doanh nghiệp tư nhân: Nhìn từ góc độ quản trị điều hành
  • Quản trị, quản lý tác nghiệp, chìa khóa để mở chiến lược
  • Những kho báu tiềm ẩn trong công ty
  • Nhà quản lý khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com