Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có hẳn là mọi thứ hoàn toàn miễn phí?

Nên nhìn nhận như thế nào về hiện tượng miễn phí trên thị trường hiên nay? Đó là một bước lùi? Hay là chiến thuật khôn ngoan của một số doanh nghiệp? Điều này phụ thuộc vào việc bạn có hiểu những nguyên tắc cung cấp cơ bản hay không.

Chris Anderson - Tổng biên tập của Tạp chí Wired [1]- vừa phát hành một quyển sách mới có tựa đề Miễn phí - Làm thế nào để nền kinh tế mới với những sản phẩm và dịch vụ không thu tiền.

Qua đó Chris Anderson cho biết âm nhạc hiện đã gần như được miễn phí hoàn toàn, bạn có thế sử dụng tất cả các dịch vụ của Google mà không phải trả một đồng nào, các sản phẩm cũng càng ngày càng rẻ hơn. Ông thừa nhận ý tưởng mọi thứ đều miễn phí là một chiến lược mới rất thần kỳ.

Google là một hãng đi đầu
trong cũng cấp sản phẩm miễn phí
Nguồn: simplyguides.net

Anderson đã đúng một phần. Tất cả các ngành công nghiệp nơi mà thông tin là sản phẩm chính đang thực hiện quá trình thay đổi dần mô hình kinh doanh của họ và ngày càng trở nên yếu thế hơn. Hãy để ý sự tụt dốc trong thời gian dài của tờ Thời báo New York.

Doanh thu và tác động của quảng cáo của tạp chí đã suy giảm đáng kể trong suốt một thập kỷ qua và rất phù hợp với quan điểm của Anderson.

Tuy nhiên, có một số công ty lại không bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng này và thậm chí là họ còn hưởng được nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng đó.

Làm sao chúng ta có thể biết được công ty có được lợi từ cuộc cách mạng này hay không? Bằng cách biết yếu tố nào có thể được đưa vào trong thông tin và dễ dàng tái tạo lại, còn yếu tố nào thì không.

Cuộc cách mạng số bắt đầu diễn ra vào năm 1936 khi Alan Tuning[2] đặt ra giả thuyết có khả năng chế tạo ra một loại máy Turing[3] vạn năng có khả năng tái tạo lại bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào.

Nếu đây là một chiến lược, thì chi phí
bỏ ra cho nó phải chăng là thách thức lớn nhất?
Nguồn: awe-communications.com

Hầu như tất cả các máy tính ngày nay đều là máy Turing và các thiết bị này ngày càng trở nên linh hoạt hơn, ưu việt hơn và cũng rẻ hơn.

Điều này cũng giống như một chiếc Turing Reality Bubble đã được cải tiến (có khả năng mô tả các thực tế diễn ra trên máy tính). Chiếc máy này là sự bổ sung cho những bong bóng thực tế tự nhiên mà theo như các nhà vật lý học, hiện tại chúng ta đang sống trong đó.

Vậy ai là người quan tâm đến vấn đề này? Bất cứ những gì có thể được mã hóa theo dạng số liệu đều có chi phí cận biên rất thấp.

Vậy thì tại sao Google lại "cho không" rất nhiều phần mềm của mình? Tại sao chi phí cận biên của Microsoft lại nhỏ đến không ngờ như thế? Bởi vì chi phí cận biên của sản xuất là không đáng kể.

Khi toàn bộ sản phẩm và dịch vụ của bạn được số hóa, bạn gặp phải nguy cơ đáng lo ngại đó là giá của sản phẩm sẽ trở về con số 0, trừ phi bạn có chiến lược kiểm soát ngành đó. Đó cũng là lý do vì sao các công ty âm nhạc, các tờ báo và nhà xuất bản lại coi các mô hình giá trị của họ hoàn toàn ngược lại với thực tế.

Tuy nhiên, có những mô hình thực tế vẫn phát huy tác dụng. Đó là trường hợp của những mô hình sử dụng nội dung chứa đựng những thông tin quảng cáo.

Google có thể chuyển thành một công ty truyền thông phát triển dựa trên thông tin quảng cáo khi có nhu cầu.

Hãy nghĩ đến nhu cầu một mạng lưới truyền hình hướng đến người tiêu dùng. Có 1,3 nghìn tỷ USD trong tổng số 13 nghìn tỷ USD trong nền kinh tế Mỹ đang hướng đến nhu cầu này và nguồn ngân sách khổng lồ này sẽ hỗ trợ cho ngành truyền thông mà Chris Anderson đang nói đến ở đây.

Hạn chế xuất hiện khi "bước cuối cùng của quy trình" mang tính sinh học hay vật lý học. Mọi thứ vẫn tiếp tục giữ mức giá rất cao.

Ngành chăm sóc sức khỏe là một ví dụ điển hình nhất. Các hoạt động điều trị như phẫu thuật tim, thụ tinh trong ống nghiệm và hóa học trị liệu ngày càng trở nên đắt đỏ hơn mà không hề có dấu hiệu suy giảm đi chút nào.

Chiến lược miễn phí là con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp
Nguồn: grokdotcom.com

Thậm chí nếu như chúng ta có những điều chỉnh để khắc phục tính thiếu hiệu quả và giải quyết các vấn đề phi cạnh tranh trong ngành chăm sóc sức khỏe, thì khoản "chi phí can thiệp" để tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, kể cả những phương thức đã được tìm ra và số hóa, cũng vẫn luôn tồn tại và ngày càng gia tăng hơn cả về quy mô tương đối cũng như tuyệt đối.

Turing Reality là chưa đủ. Cần phải có thêm những hình thức mới và như vậy lại đòi hỏi phải tốn kém những khoản chi phí khác.

Vậy ngành kinh doanh của bạn hiện đang ở vị trí nào? Nó đang có nguy cơ yếu đi vì tình trạng miễn phí sản phẩm không? Có thể làm gì với tình thế này? Hay là sẽ thịnh vượng hơn nhờ tác động của xu thế đó?

(Theo John Sviokla // Harvard Business Online - Tuanvietnam)

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Cạnh tranh, dễ hay khó?
  • Nói chuyện marketing với "Dr. Z"
  • Maketing thời suy thoái với chi phí thấp
  • Marketing trong khủng hoảng: Cam kết "không làm điều xấu"
  • Độc chiêu quảng cáo bằng ảo thuật
  • iPhone 4G: “Chiêu” mới của Apple?
  • Toyota chi 20 triệu euro quảng cáo
  • Chiến lược giá trong thời kì suy thoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com