Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát đạt nhờ khuyên khách hàng... đừng mua hàng của mình

Một thủ thuật bán hàng có vẻ như sẽ giết chết sự nghiệp: khuyên khách hàng của bạn rằng họ đang lãng phí rất nhiều tiền vào sản phẩm mà đã từng tạo nên giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với Xerox, cách tiếp cận này đã thực sự tạo ra một chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ.

Hạt nhân của chiến lược là sự chuyển dịch đầy sáng tạo của Xerox từ bán những sản phẩm sang bán những giải pháp. Thay vì đẩy mạnh bán máy photocopy, máy in và các bộ phận và dịch vụ liên quan, Xerox hiện đang giúp các khách hàng quản lý quy trình in trọn gói của họ.

Xerox (và các nhà bán buôn khác như Hewlett-Packard) cung cấp cho khách hàng khả năng lâu dài để kiểm soát chi phí bằng cách cung cấp những dịch vụ tư vấn để giúp họ quản lý tốt hơn những trang thiết bị hiện tại. Một bài báo trên Nhật báo Phố Wall đã gợi ý rằng những nỗ lực đó có thể giúp giảm chi phí in ấn đi tới 30%.

Đó là một giải pháp bán hàng rất tốt trong nền kinh tế hiện nay. Trong khi Xerox có thể bỏ lỡ doanh số bán máy photocopy và máy in trong ngắn hạn, nó đang xây dựng những mối quan hệ sinh lời tiềm năng và dài hạn – và xây dựng một nền tảng để tấn công sang lĩnh vực dịch vụ phụ trợ liên quan đến năng suất làm việc.

Những công ty tìm kiếm những cách thức tương tự cần nhớ 3 điều:

1.Khởi đầu bằng sự hiểu biết sâu sắc về cách khách hàng nghĩ về các vấn đề họ đang gặp phải. Các công ty rất dễ rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng những khách hàng của họ chỉ quan tâm đến sản phẩm mà họ mua. Thường thì họ không quan tâm. Những sản phẩm đó là những phương tiện để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp của Xerox, họ không bán những chiếc máy photocopy mà bán năng suất làm việc. Hiểu cách khách hàng nghĩ về vấn đề giúp làm nổi bất những cách thức khác nhau để giải quyết vấn đề.

2.Xây dựng một giải pháp giúp giải quyết vấn đề của khách hàng – chứ không phải là vấn đề của công ty bạn. Xerox đáng lẽ có thể dễ dàng thiết kế một dịch vụ cung cấp mà chỉ là nhằm che đậy việc họ bán và hỗ trợ các thiết bị Xerox. Nhưng đó không phải là những gì khách hàng muốn. Hơn một nửa trong số 1,5 triệu thiết bị dưới sự quản lý của Xerox là do các công ty khác chế tạo. Hãy tham khảo cách tiếp cận với thách thức của một công ty mới thành lập không có nền tảng kinh doanh để tự bảo vệ.

3.Tạo cho công việc kinh doanh mới sự tự do lớn. Các thành phần chống lại doanh nghiệp thường đè bẹp những sự chào hàng mới mà có vẻ như sẽ trở thành mối đe dọa cạnh tranh. Sự tự tổ chức quản lý đầy dủ có thể mang ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công lâu dài.
Một trong những lý do mà các công ty tiếp tục đấu tranh để đổi mới chính là rủi ro rành rành của việc rời khỏi lĩnh vực kinh doanh hiện tại của họ. Xerox cho thấy làm thế nào để việc cải tiến mô hình kinh doanh đúng đắn có thể giúp công ty từ bỏ hạt nhân kinh doanh truyền thống của nó một cách khéo léo.
 
Theo Tuanvietnam

 

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Khách hàng muốn gì - 10 nguyên tắc mới về kinh nghiệm phục vụ khách hàng
  • Phụ nữ - khách hàng đầy tiềm năng trong mọi lĩnh vực
  • Trẻ em: những khách hàng tiềm năng đang góp phần tạo nên giá trị của cuộc sống
  • Mắt xích giữa bán hàng và quảng cáo
  • Giảm thiểu bất lợi khi mở rộng thị trường
  • Tại sao quảng cáo lại thất bại?
  • Thu lợi nhuận từ sự gia tăng nhanh của các thách thức
  • Vì sao doanh nghiệp Việt "quay lưng" với nghiên cứu thị trường ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com