Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự trở lại của lòng tin tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi hành vi mua sắm từ lối cổ truyền sang những kênh mua bán hiện đại. - tinkinhte.com
Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi hành vi mua sắm từ lối cổ truyền sang những kênh mua bán hiện đại.
Theo Báo cáo Nghiên cứu xu hướng thị trường năm 2010 của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, năm 2010 sẽ ghi dấu sự trở lại của lòng tin của người tiêu dùng. đây là động lực cho xu hướng mua sắm theo phong cách hiện đại và ham thích tiện nghi.

Lạc quan hơn

Dù nỗi lo vẫn còn, nhưng đã có sự gia tăng đáng kể về lòng tin của người tiêu dùng vào việc làm trong năm 2010. So với năm 2009 (86% trong tổng số người tiêu dùng được phỏng vấn cho rằng, nạn thất nghiệp ở Việt Nam sẽ gia tăng), người tiêu dùng tỏ ra lạc quan hơn khi dự báo cho năm 2010, tỷ lệ người lo lắng về nạn thất nghiệp đã giảm xuống dưới 50%. 75% số người tiêu dùng này ghi nhận họ ổn định trong công việc, trong khi con số năm 2009 chỉ là 60%.

Thực  tế này dẫn đến sự yên tâm hơn của người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm.

Theo điều tra của TNS, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã tăng từ 64 cho năm 2009 lên 78 cho năm 2010. Chỉ số này gồm những cách đo lường như: giá VND, việc làm, giá sinh hoạt, nền kinh tế Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài, mức sống người tiêu dùng và tác động của những chỉ số này đối với người tiêu dùng trong 12 tháng tới. Trong khi chỉ có giá VND giảm xuống trong năm 2010, thì các chỉ số khác đều cho thấy sự cải thiện vừa phải và nhiều từ năm 2009. Dẫn đầu là nền kinh tế Việt Nam (60%), sau đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (59%) và mức sống người tiêu dùng (53%).

“Nước uống hiện đại” lan rộng

Để duy trì mức tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái, các nhà sản xuất tại Việt Nam đã kích thích tiêu dùng bằng cách tung ra những sản phẩm mới với giá trị gia tăng và lợi ích mới, đánh vào nhận thức “tiền nào của nấy” của người tiêu dùng. Đồng thời, họ cũng xét đến mức tiền có giới hạn của nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp bằng cách tung ra hoặc đưa thêm các sản phẩm “kinh tế” hơn và đóng gói nhỏ hơn vào thị trường “hàng tiêu dùng chạy nhanh”.

Khu vực nước uống tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhanh nhất về giá trị và khối lượng. Sự gia tăng này là nhờ sự lan rộng của món “nước uống hiện đại”, “trà uống liền”, “nước tăng lực”, sữa đậu nành đóng chai và lon. Đồng thời, nhóm nghiên cứu thị trường Kantar World panel cũng ghi nhận sự biến mất dần các món nước uống dạng bột. Làn sóng mới này đã nổi lên dữ dội tại các đô thị ở Việt Nam và dự kiến còn tăng mạnh hơn nữa trong năm 2010 và những năm kế tiếp.

Đã có sự gia tăng mạnh của các nhãn hiệu tư nhân trong thị trường “hàng tiêu dùng uống liền” tại các đô thị ở Việt Nam. Trên các kênh mua bán hiện đại, nhãn tư nhân đang chiếm một thị phần đáng kể, nhất là về sản phẩm đóng gói to. Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại hiện đại tại Việt Nam và xu hướng phân cực giữa sản phẩm xa xỉ và sản phẩm đại chúng, các nhà sản xuất “hàng tiêu dùng chạy nhanh” hẳn phải chuẩn bị đối phó với áp lực cạnh tranh từ các nhãn tư nhân trong vài năm tới.

Truyền thông đa phương tiện “lên ngôi”

Về truyền thông, Việt Nam đang tiến đến thời đại kỹ thuật số. Với trên 25 triệu người sử dụng Internet hàng tuần, cách người Việt Nam liên lạc, mua sắm và tìm thông tin sẽ thay đổi nhanh. Dù thương mại điện tử vẫn là một thành phần nhỏ trong đó, nhưng sẽ ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ tương tác theo Internet mua sắm qua mạng và tìm kiếm những hình thức giải trí và tìm thông tin mới. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới tập thể đọc sách báo, vốn đã giảm từ 40% số người đọc báo hàng ngày trong tháng 9/2008 xuống 35% trong tháng 9/2009. Hiện tượng này được quy phần lớn cho sự gia tăng số người dùng Internet lên 609% trong 6 năm qua và nhiều báo đã lên mạng.

Một trong những xu hướng mới xuất hiện trong năm 2009 tại khu vực truyền thông đại chúng là sự xuất hiện nội dung tiếng Anh. Báo và tạp chí tiếng Anh ngày càng có nhiều độc giả người Việt Nam. Có thể thấy rõ xu hướng này qua số liệu về số lượng khán giả truyền hình ở Việt Nam. Cụ thể, số khán giả xem đài Free-to-Air TV tiếng Việt đã giảm xuống 8,3% trong vòng một năm (từ  tháng 9/2008 đến 9/2009), trong khi số khán giả xem truyền hình cáp tiếng Anh đã tăng 1,4% trong cùng thời gian này. Mặc dù người Việt Nam có được nhiều chọn lựa giải trí hơn trước, nhưng do nhu cầu học tiếng Anh gia tăng và có chương trình tiếng Anh do SCTV cung cấp, người Việt Nam đang ngày càng hướng tới truyền thông có nội dung tiếng Anh.

Thời gian là tiền bạc

Xu hướng mua sản phẩm và dịch vụ tiện nghi cũng đang tăng lên và còn tiếp tục tăng nữa, vì người tiêu dùng có nhu cầu tìm mua những mặt hàng tiết kiệm thời gian để phục vụ cuộc sống bận rộn của họ. Có thể thấy rõ xu hướng này qua cách người tiêu dùng đang chuyển dần từ mua sắm hàng ngày sang mua và trữ hàng với khối lượng lớn.

Việc thay đổi hành vi mua sắm từ lối cổ truyền sang những kênh mua bán hiện đại có sẵn hàng loạt sản phẩm tốt hơn với giá cả cạnh tranh hơn cũng chứng minh xu hướng nêu trên. Với cách thức mới, người tiêu dùng tốn ít thời gian hơn cho mua sắm, trong khi có thể dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động thú vị khác.

Một ví dụ khác về xu hướng cho rằng “thời gian là tiền bạc” chính là sự xuất hiện của thị trường nước giải khát uống liền tại Việt Nam. Trong 3 năm qua, mặt hàng này đã trở thành cỗ máy tăng trưởng to lớn nhất về sản phẩm nước uống cũng như sản phẩm sữa tại Việt Nam. Một ví dụ rõ nét nhất là sự phát triển của cà phê hoà tan uống liền trong ít năm gần đây, khi người tiêu dùng không có thời gian ngồi chờ cà phê nhỏ từng giọt nữa. Việc sử dụng Internet và thẻ ATM đã thăng hoa và còn tiếp tục thăng hoa nữa vì còn nhiều người tiêu dùng cần thời gian để làm giàu hơn.

(Theo Báo đầu tư)

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Marketing phải chuẩn bị gì để đón đầu phục hồi kinh tế?
  • Niềm tin của người tiêu dùng: Chỉ số quan trọng
  • Tận dụng ứng dụng di động để tiếp thị
  • Nghiên cứu thị trường: Phải đầu tư cơ bản
  • Xây dựng hệ thống “CRM thông minh” thế hệ tiếp theo
  • Thúc đẩy niềm tin người tiêu dùng để tăng trưởng
  • Chiến lược giá cả hoàn hảo: Ánh sáng cuối đường hầm (Phần 1)
  • Chiến lược giá cả hoàn hảo: Ánh sáng cuối đường hầm (Phần 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com