Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

V. Chuyến đi ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh

V.  CHUYẾN ÐI RA NƯỚC NGOÀI NHẰM MỤC ÐÍCH KINH DOANH

a. Chuẩn bị:


•        Thiết lập kế hoạch thời gian: làm gì ở thị trường nước sở tại.

•        Dự trù chi phí: đi lại, ăn ở, tiếp tân, chi phí nghiên cứu, sách vở, tài liệu, việc sử dụng và chuyển đổi ngoại tệ, tiền boa (tip.)

•        Chuẩn bị các tài liệu thích hợp mang theo, giới thiệu công ty, catalog, brochure và nên dịch ra tiếng nước ngoài thích hợp, lấy danh sách những người có thể tiếp xúc.

•        Phiên dịch, cách sử dụng điện thọai có hiệu qủa và tiết kiệm nhất.

•        In danh thiếp.

•        Ðiều kiện bán hàng, giá cả.

b. Những vấn đề khác để đảm bảo chuyến đi tốt:

•          Tránh đến nước sở tại vào những ngày nghỉ toàn quốc, ngày lễ, tết.

•          Nên có 1 ngày nghỉ bù khi đến nước sở tại.

•          Thu thập danh mục các đại lý, nhà nhập khẩu, người mua hàng. Tìm hiểu kỹ đặc điểm, phong tục, tập quán nước viếng thăm.

•          Khối lượng mẫu hàng và tài liệu bán hàng cần gởi đi trước bằng đường hàng không hoặc do người nghiên cứu mang theo.

•          Lựa chọn khách sạn để mang lại ấn tượng tốt.

•          Nên tổ chức một buổi chiêu đãi vào lúc chuyến đi gần kết thúc để bày tỏ sự cảm ơn.

•          Tặng quà.

•          Hầu hết những hoạt động chính trị ở nước ngoài nên tránh.

•          Không nên đi thăm quá nhiều nước và quá nhiều nơi trong khoảng thời gian ngắn; các nhà doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đi lại từ nước này đến nước khác có thể bị hạn chế.

•          Theo kinh nghiệm chung từ 2-6 tuần cho việc nghiên cứu, 2 hay 3 tuần sau đó viết báo cáo nghiên cứu thị trường, xác nhận đơn đặt hàng và tiến hành những công việc làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường.

•          Phải gửi thư cám ơn đến những người giúp đỡ phái đoàn sau khi đoàn về.

•          Lựa những người có đủ trình độ kinh nghiệm đi nghiên cứu.

•          Cần tranh thủ những chuyến đi có tổ chức do chính phủ, phòng thương mại công nghiệp, hiệp hội tổ chức: có lợi về chi phí, đi lại, ăn ở khách sạn, tiếp đón, tiếp xúc.

Kết luận: có 8 vấn đề chính để chọn thị trường.

1.      Tập trung 01 hoặc 02 thị trường cho bước khởi đầu, không nên trải đều.

2.      Không xem xét những thị trường nhỏ, kém rõ ràng, cạnh tranh cao.

3.      Nên kế hoạch hóa thời gian, chi phí cho việc khảo sát thị trường.

4.      Nên duy trì những dịch vụ khách hàng theo yêu cầu có thể chấp nhận được.

5.      Trong giai đoạn đầu tạo niềm tin là kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận.

6.      Tìm kiếm nhu cầu và thỏa mãn nó , điều này sẽ đảm bảo thành công.

7.      Không nên dấn thân vào thị trường mà ở đó có nhiều giới hạn nhập khẩu hoặc bị kiểm soát gắt gao.

8.     Ðảm bảo rằng tổ chức xuất khẩu đầy đủ hiệu lực, sẵn sàng bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu trước khi nhận đơn đặt hàng.

 
 

( Sưu tầm trên Internet)

Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • II. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • 2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:
  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
  • I. Chính sách sản phẩm
  • II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
  • 2. Quá trình phát triển sản phẩm mới: (New product development process)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com