Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để nhân viên tận tâm hơn với công ty

Làm sao để nhân viên tận tâm hơn với công ty? Câu hỏi đó không còn là mới đối với các nhà lãnh đạo. Xem quản lý như một nghệ thuật ứng xử với nhân viên có thể là một cách tiếp cận vấn đề này.

Người quản lýcó thể làm gì để nhân viên tận tâm và gắn bó hơn với công ty của mình?

Người bạn thân của tôi - Judith Bardwick - vừa mới viết một quyển sách có tên: “Làm thế nào để chống lại sự khủng hoảng tâm lý làm tách biệt các nhân viên khỏi công ty và đe dọa hoạt động kinh doanh ở Mỹ" để giải đáp cho câu hỏi nói trên.

 Trách nhiệm của các nhà quản lý
trước hết là tạo sự tôn trọng
và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên
Nguồn: 6dtech.com

Tôi thích quyển sách này của cô ấy và yêu cầu cô ấy trả lời. Đây là những gì cô ấy đã cho tôi biết:

Như Viện Gallup - Gallup Organization[1] - cho rằng: các nhân viên đã có sự tham gia vào các tổ chức nhưng rời xa người lãnh đạo của mình.

Nói cách khác, trách nhiệm chính thuộc về nhà quản lý - đó là tạo ra sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên trong cùng công ty khi họ tiếp nhận công việc.

Khi một nhà quản lý lãnh đạo và quản con người có hiệu quả, những nhân viên dưới quyền sẽ trở nên tận tâm hơn và đem lại những kết quả tốt cho công ty đó.

Trên thực tế, khả năng quản lý hiệu quả thể hiện ở khả năng “nói đi đôi với làm”, tính minh bạch, tạo dựng mối liên lạc hiệu quả, đối xử với mọi người bình đẳng, chỉ bảo, lãnh đạo cấp dưới làm việc có hiệu quả ngày càng cao hơn.

Ngoài ra, việc trả lời cấp dưới với tư cách là một cá nhân có kinh nghiệm, luôn công bằng, tin tưởng và nhận thức được những gì mà nhân viên của họ đã đạt được cũng là một yêu cầu cần có của khả năng quản lý hiệu quả.

Người quản lý nào có mối liên hệ trực tiếp và thường xuyên với nhân viên cấp dưới thì sẽ thường xuyên biết được thông tin về thái độ của nhân viên của mình hơn là các quan chức cấp cao.

Những người quản lý đó luôn có một vị trí tốt nhất để biết những thông tin nói trên, chẳng hạn như khi nào nhân viên của họ cảm thấy bị cô lập và tách rời khỏi công việc chung - điều rất hay xảy ra và gây tốn kém chi phí hiện nay.

Việc nhân viên tận tâm hơn
sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công ty
Nguồn: indiana105.com

Việc nhân viên tận tâm hơn với công việc sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, bởi vì nhân viên sẽ ở lại lâu dài hơn, nỗ lực nhiều hơn và thu hút khách hàng hơn.

Hoạt động kinh doanh của công ty sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các khách hàng gắn bó với công ty và khi ban quản trị, các nhà quản lý và nhân viên là một khối thống nhất, hợp tác với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung.

Nhưng các nhà quản lý vẫn thường được gọi là "những nhà quản lý trung gian" bởi một lý do tốt đẹp sau: công việc chính của họ là thúc đẩy và hướng dẫn cấp dưới, đồng thời chịu sự quản lý của các lãnh đạo cấp cao.

Do có vị trí trung gian như vậy nên để có thể hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho các bản báo cáo trực tiếp, các nhà quản lý thường phải tạo mối quan hệ với "đồng minh" tiềm năng, đặc biệt là những người có quyền lực cao, có vai trò ra quyết định cuối cùng.

Cụ thể hơn, muốn tạo ra những thay đổi cần thiết để nâng cao sự tận tâm của nhân viên trong tổ chức, người quản lý cần phải:

  • Chuẩn bị các bài phát biểu tự quảng bá bản thân, trong đó nêu ra hai hoặc ba điểm quan trọng mà bạn yêu cầu ở nhân viên của mình

  • Trước hết truyền đạt thông điệp này tới những người ủng hộ bạn. Người quản lý phải thực hiện chiến lược nâng cao tầm ảnh hưởng của mình thông qua những người này và tạo ra những "đồng minh", những người có tầm ảnh hưởng và quyền lực cao hơn.

  • Cuối cùng, bạn cần phải phối hợp với những "đồng minh" đó. Sự phối hợp hiệu quả không nhất thiết lúc nào cũng phải có giữa những người có cùng ý kiến.

Để đảm trách tốt vai trò lãnh đạo của mình
bạn cần thực hiện những bước cụ thể
Nguồn: toastmasters.org

Bạn sẽ rất sáng suốt nếu tuân theo những bước cụ thể sau:

1) Chuẩn bị các tư liệu, thông tin liên quan tới việc đạt được lợi ích tài chính khi các nhân viên nhiệt tình và quan tâm tới công việc.

2) Kêu gọi sự tán thành của một số các thành viên trong ban giám đốc đủ để quyết định được thông qua. Bạn không cần phải chờ đợi sự đồng thuận của tất cả, mà chỉ cần có đủ đồng minh để quyết định được chấp thuận.

3) Xác định một số mục tiêu dễ đạt được ban đầu. Sự thành công sẽ thúc đẩy quá trình thay đổi và giúp bạn có thêm nhiều đồng minh hơn.

(Theo Marshall Goldsmith // Harvard Business Online - Tuanvietnam)

  • Vì đâu bạn chưa được thăng chức?
  • Những công việc lương khởi điểm trên 80 triệu
  • Tuyển dụng nhân sự cấp cao: Đãi cát, tìm vàng
  • 25 câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” của các công ty lớn
  • Thử thách niềm tin doanh nhân
  • 3806 219 /ba-nguyen-tac-de-tang-cuong-su-gan-ket-cua-nhan-vien Ba nguyên tắc để tăng cường sự gắn kết của nhân viên
  • Nhiều người Việt chưa chú trọng kỹ năng networking
  • Quản lý nguồn lực trong khó khăn - từ "đẩy" sang "kéo"
  • Làm gì để giữ nhân tài?
  • Quản lý "ngôi sao" để có chiến thắng tập thể
  • Thị trường nhân lực trực tuyến: Những dấu hiệu tích cực
  • 5 thách thức trong lĩnh vực nhân sự 2010
  • Giám sát nhân viên thời di động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com